Thực trạng kinh tế

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 71 - 73)

- Tiêu chí 6: Mức độ tập trung vùng nguyên liệu

b) Thực trạng kinh tế

- Thực trạng kinh tế chung

+ Tổng GDP ước tính theo giá hiện hành toàn huyện năm 2006 là 248.834 triệu đồng [18], trung bình 5,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 326 USD). Tăng trưởng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2002-2006 là 14,34%.

+ Gía trị sản xuất các ngành kinh tế trong huyện cũng luôn tăng trong những năm vừa qua, trong 5 năm, kể từ năm 2002 đến năm 2006, giá trị sản xuất tăng trung bình là 19,6%, đặc biệt tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.

+ Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch nhẹ từ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Chi tiết thể hiện ở Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất vùng theo các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền %

Tổng 177.320 100,0 200.788 100,0 227.968 100,0 293.942 100,0 381.067 100,0

1.N.L.T. sản 125.319 70,7 135.862 67,7 147.274 64,6 185.941 63,3 231.686 60,8

2.CN-XDCB 20.622 11,6 27.188 13,5 35.834 15,7 47.939 16,3 72.192 18,9

3. Dịch vụ 31.379 17,7 37.738 18,8 44.860 19,7 60.062 20,4 77.189 20,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mang Yang, 2006

+ Lương thực bình quân đầu người năm 2006 chỉ đạt 309 kg/người. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao, chiếm tới 36,0% với 3.592 hộ, 17.565 nhân khẩu. Tỷ lệ này tập trung ở đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tới 86,5%) [13].

- Thực trạng sản xuất một số ngành kinh tế liên quan

+ Ngành sản xuất Nông nghiệp

Một số chỉ tiêu sản xuất ngành Nông nghiệp thể hiện ở bảng 3.16.

Trong cơ cấu kinh tế huyện, ngành nông lâm thuỷ sản chiếm 60,7%, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tới 83,1%. Trong ngành nông nghiệp, tỷ lệ giá trị trồng trọt chiếm tới 82,6% tổng giá trị ngành, còn lại là chăn nuôi.

Bảng 3.16 : Một số chỉ tiêu sản xuất ngành Nông nghiệp

TT Chỉ tiêu Khối lượng Sản lượng Gía trị

ĐVT Diện tích (tấn) Tr.đồng Tỷ lệ (%) Tổng 192.658 100,0 1 Trồng trọt ha 15.705,0 88.530,4 159.088 82,6 a Cây hàng năm ha 10.211,6 80.165,8 - - Cây lương thực ha 4.288,8 14.733,9 - Lúa ha 3.511,5 11.939,4 - Ngô ha 777,3 2.794,5 - - Cây chất bột có củ ha 5.170,3 58.859,3 -

- Cây công nghiệp ha 50,0 45,0 -

- Rau, đậu… ha 702,5 6.527,6 -

b Cây lâu năm ha 5.493,4 8.364,6 -

-Cây công nghiệp lâu năm ha 5.268,4 8.364,6 -

-Cây ăn quả ha 225,0 -

2 Chăn nuôi con 105.120,0 11.196,5 33.570 17,4

-Gia súc con 37.670,0 10.071,5

-Gia cầm con 67.450,0 1.125,0

Tuy đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Gia Lai nhưng ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức như diện tích đất đai canh tác ngày càng bạc màu nên đầu tư cao hơn trước, một số nơi mở mang tự phát, tình trạng xói mòn đất bề mặt diễn ra gay gắt ở một số nơi, đặc biệt là về mùa mưa do không được phối trí cây trồng hợp lý, tỷ lệ che phủ rừng ở vùng nông nghiệp thấp, thiếu nguồn nước tưới... dẫn đến sản lượng thấp, đôi khi người dân phải bỏ đi nơi khác tìm đất canh tác.

+ Ngành du lịch: Huyện Mang Yang có các địa điểm là tiềm năng du lịch như VQG Kon Ka Kinh, cách quốc lộ và thị trấn Kon Dỡng chỉ 18 km, cách thị xã An khê 36 km, TP Plei Ku 56 km; làng văn hoá ĐeKop với bản sắc văn hoá Ba Na, Ktu; thác Lô ô....đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch còn khá kiêm tốn, năm 2006, theo thống kê chưa đây đủ của Thị trấn Kon Dỡng, toàn huyện có khoảng 1.200 lượt khách đến làng văn hoá ĐeKop và Ktu, trong đó khách nước ngoài có trên 500 lượt. VQG Kon Ka Kinh có 879 lượt khách, trong đó có trên 340 lượt khách nước ngoài.

+ Ngành chế biến lâm sản: Trên địa bàn huyện, ngành chế biến lâm sản gần như không có, chỉ có 35 cơ sở sản xuất giường tủ, bàn ghế với 45 lao động.

Tuy nhiên, thị xã An Khê (cách TT huyện 54 km), có nhà mày MDF An Khê có công xuất 54.000 m3 nguyên liệu/năm, với diện tích vùng nguyên liệu mới chỉ có khoảng 8.000 ha. Với vùng nguyên liệu như vậy vẫn chưa đủ để đáp ứng công suất nhà máy. Vì vậy, hiện tại nhà máy có chi nhánh tại huyện Mang Yang và đã trồng được trên 1.200 ha rừng nguyên liệu và đang có kế hoạch mở rộng vùng này thành vùng nguyên liệu trọng điểm. Bên cạnh đó, tại TP Plei ku (cách TT huyện 40 km) cùng có nhiều nhà máy chế biến gỗ, giấy và ván nhân tạo. Nên có thể nói nhu cầu nguyên liệu từ rừng trong vùng là rất cao.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)