Xác định tiêu chí, chỉ tiêu phân cấp phòng hộ đầu nguồn

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 46 - 48)

Xuất phát từ yêu cầu rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ mà các tiêu chí tham gia thường là nhóm các tiêu chí chỉ nguyên nhân gây ra xói mòn (lượng mưa, cường độ mưa), nhóm tiêu chí là điều kiện của xói mòn (độ dốc, độ cao), tiêu chí chỉ đối tượng của xói mòn (đất), nhóm tiêu chí hạn chế xói mòn (thảm thực vật, vật nền...), các tiêu chí điều chỉnh như tập quán canh tác, khu vực có mức độ nguy hại cao gần hồ, đập, sông suối.... Các tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Phản ánh được những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tiềm năng xói mòn đất;

+ Có thể thu thập và định lượng được; + Đơn giản, dễ áp dụng.

Về nguyên tắc càng chọn nhiều chỉ tiêu thì mức độ chính xác, tỉ mỉ càng cao. Tuy nhiên để đơn giản và thuận tiện trong phân cấp thì càng ít tiêu chí, càng đơn giản càng tốt. Trên cơ sở phân tích các điều kiện cơ bản, điều kiện về trình độ kỹ thuật, nguồn tài liệu hiện có để đưa các tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp vào tham gia

xây dựng, phân cấp. Một số tiêu chí và chỉ tiêu đưa vào lượng hoá, chồng xếp là các tiêu chí để phân cấp xung yếu tự nhiên, gồm: Độ dốc, loại đất, lượng mưa và đất. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh rang giới ngoài thực địa thì các yếu tố như thảm thực vật rừng, các yếu tố xã hội được quan tâm như tăng cấp cho vùng gần hồ, đập, sông, suối, vùng có sức ép của người dân, rừng cấm theo tập quán đồng thời hạ hoặc không xếp cấp cho vùng canh tác nông nghiệp.

 Tiêu chí 2: Độ dốc

Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy càng lớn và ngược lại. Căn cứ vào 3 cấp độ dốc theo 3 kiểu địa hình khác nhau:

- Vùng A: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu > 50 m - Vùng B: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 - 50 m - Vùng C: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu < 25 m

Phân chia mức độ ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất, dòng chảy và khả năng điều tiết nguồn nước qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc

Cấp Ký hiệu Chỉ tiêu cấp độ dốc theo địa hình

A B C

1 α1 > 350 > 250 >150

2 α2 26 - 350 15 - 250 8 - 150

3 α3 <260 <150 <80 Tiêu chí 3: Độ cao tương đối  Tiêu chí 3: Độ cao tương đối

Trong nghiên cứu xói mòn, một nhân tố địa hình phải được đề cập đến đó là chiều dài sườn dốc. Chiều dài sườn dốc có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất và dòng chảy mặt, sườn dốc càng dài bao nhiêu thì khối lượng và tốc độ dòng chảy, lượng đất bị bào mòn cũng tăng lên bấy nhiêu. Chiều dài sườn dốc được tính bằng khoảng cách từ điểm bắt nguồn dòng chảy mặt đến điểm diễn ra sự lắng đọng bùn cát. Tuy nhiên, việc xác định chiều dài sườn dốc chỉ phù hợp cho việc nghiên cứu xói mòn đơn lẻ trong một phạm vi hẹp, do đó để thuận tiện hơn cho việc xác định cấp phòng hộ, hiện nay thường thay thế nhân tố này bằng độ cao tương đối. Dựa vào sự chênh

lệch độ cao giữa mức cao nhất và thấp nhất trong phạm vi dự án phòng hộ đầu nguồn (độ cao từ đỉnh núi, dông núi cao nhất xuống nhánh sông hay lòng sông suối chính của vùng dự án) để chia ra 3 cấp độ cao tương đối có mức xung yếu khác nhau, thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao tương đối

Cấp Ký hiệu Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)