Đối với rừng trồng và đất trồng rừng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 59 - 63)

- Đất thịt nhẹ, trung bình, độ dày tầng đất > 80cm

b) Đối với rừng trồng và đất trồng rừng

Do yêu cầu của thực tiễn là phải xác định chính xác, có cơ sở khoa học vùng nguyên liệu cho việc xây dựng, mở mang của các nhà máy chế biến gỗ mà nguyên liệu là từ rừng trồng như nhà máy giấy, nhà máy ván nhân tạo MDF... nên đề tài tiến hành phân cấp tiềm năng đất đai xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá.

- Xác định tiêu chí và chỉ tiêu

Một trong những điều kiện tiên quyết trong kinh doanh rừng là phải đạt được hiệu quả kinh tế, hiệu quả đó càng cao càng tốt và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Nói một cách cụ thể, trong sản xuất kinh doanh thì giá thành một đơn vị sản phẩm sản xuất ra phải thấp hơn so với giá mua sản phẩm đó và càng thấp thì sản xuất kinh doanh càng có lãi.

Nhìn chung giá thành sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu coi các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp, các yếu tố xã hội, giá cả thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thay đổi thì giá thành chủ yếu phụ thuộc vào 2 nhóm tiêu chí sau:

+ Nhóm các tiêu chí phản ánh chất lượng lập địa trồng rừng có thể gồm: Độ dốc, lượng mưa, độ dày tầng đất.

+ Nhóm các tiêu chí chỉ mức độ thuận tiện cho việc kinh doanh, khai thác vận chuyển (đảm bảo kinh doanh cho hiệu quả kinh tế) như: Mức độ tập trung, cự ly vận chuyển và khả năng tiếp cận.

Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá của các tiêu chí được lựa chọn phải thoả mãn nguyên tắc:

 Phản ánh được những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến độ phì của đất và giá thành sản phẩm.

 Có thể thu thập và định lượng được.

 Đơn giản, dễ áp dụng. Các tiêu chí đề xuất như sau:

Tiêu chí 1: Điều kiện đất đai

Tính chất và độ dày tầng đất là 2 trong những yếu tố quyết định đến năng suất các loài cây trồng rừng sản xuất.

Tính chất của đất chia: Đất cát, đất cát pha; đất thịt nhe, trung bình, nặng; Đất sét Độ dày tầng đất được chia ra ba mức độ như sau:

+ Độ dày tầng đất > 80cm, thích hợp cho các loài cây trồng rừng sản xuất, thường các loại đất có độ sâu trên 80 cm thì độ ẩm cao, dinh dưỡng trong đất nhiều, thực bì che phủ bề mặt chiếm từ 70 đến 80%, xói mòn bề mặt hạn chế.

+ Độ dày tầng đất 30 đến 80 cm ít thích hợp cho trồng rừng sản xuất.

+ Độ dày tầng đất < 30 cm, không thích hợp cho trồng rừng sản xuất, bởi vì tầng đất mỏng, mực nước ngầm thấp, nghèo dinh dưỡng, đất khô không đủ nước cung cấp cho cây trồng rừng đặc biệt trong mùa khô, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, giá thành sản phẩm cao.

Đối với đất cát, cát pha độ dày tầng < 50 cm là ít thích hợp cho trồng rừng sản xuất, độ dày như vậy là không có khả năng giữ nước cung cấp cho cây trồng thường xuyên.

Xây dựng các chỉ tiêu của tiêu chí trên cơ sở kết hợp 2 tính chất này của đất.

Bảng 3.7. Tiêu chí phân cấp điều kiện đất đai

Mức độ t.hợp Ký hiệu Chỉ tiêu

Thích hợp Đ3 - Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, nặng hoặc sét độ dày tầng đất > 80 cm

ít thích hợp Đ2 - Đất cát hoặc cát pha độ dày tầng đất > 50 cm - Đất thịt nặng hoặc sét, thịt nhẹ hoặc trung bình độ dày tầng đất từ 30 đến 80 cm

Không thích

hợp Đ1 - Đất cát hoặc cát pha độ dày tầng đất < 50 cm- Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, độ dày tầng đất < 30 cm

Tiêu chí 2: Độ dốc

Độ dốc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ảnh hưởng đến công tác trồng rừng sản xuất tập trung và khai thác sản phẩm.

+ Độ dốc  15 0 thích hợp cho trồng rừng sản xuất, rừng được trồng trên những địa bàn có độ dốc thấp như vậy sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí từ khâu trồng rừng đến khâu chăm sóc và khai thác sản phẩm. Nhưng diện tích ở cấp độ dốc này thường chiếm tỷ lệ rất ít.

+ Độ dốc từ 160đến 350ít thích hợp cho trồng rừng sản xuất.

+ Độ dốc > 350, không thích cho trồng rừng sản xuất, ở cấp độ dốc này chủ yếu nằm trên các vùng núi cao, xa dân cư, xa trục đường giao thông, mở đường vào tốn kém, công tác trồng rừng và khai thác sản phẩm khó khăn, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Bảng 3.8. Tiêu chí phân cấp độ dốc Mức độ thích hợp Ký hiệu Chỉ tiêu Thích hợp Đ3 - Độ dốc < 150 ít thích hợp Đ2 - Độ dốc 16 đến 350 Không thích hợp Đ1 - Độ dốc > 350

Tiêu chí 3: Lượng mưa

Lượng mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hạn hán, lượng nước dự trữ trong đất, trong cây, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm > 1.500 mm thích hợp cho cây rừng sinh trưởng và phát triển quanh năm.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000 mm đến 1500 mm, với lượng mưa như vậy sẽ duy trì được lượng nước trong đất cung cấp thường xuyên cho cây rừng thích hợp cho việc kinh doanh rừng sản xuất.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm dưới 1.000 mm, như vậy mùa khô sẽ bị kéo dài không đủ lượng nước cung cấp cho cây rừng dẫn đến cây ngừng sinh trưởng thậm chí cây héo và chết, không thích hợp cho việc kinh doanh rừng sản xuất.

Bảng 3.9. Tiêu chí phân cấp lượng mưa

Mức độ thích hợp Ký hiệu Chỉ tiêu

Thích hợp M3 - Lượng mưa > 1.500 mm/năm,

ít thích hợp M2 - Lượng mưa 1.000 đến 1.500 mm/năm Không thích hợp M1 - Lượng mưa < 1.000 mm/ năm,

Tiêu chí 4: Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận được tính bằng khoảng cách từ đường giao thông liên thôn, xã, huyện, tỉnh và đường quốc lộ đến trung tâm các lô trồng rừng. Mức độ tiếp cận được chia ra như sau:

+ Khoảng cách < 3 km thích hợp cho trồng rừng sản xuất với khoảng cách như vậy, khi trồng rừng và khai thác sản phẩm, các chủ rừng có thể tự mở đường từ các trục giao thông chính vào các lô rừng của mình để vận chuyển cây con, vật liệu, sản phẩm khi thu hoạch, chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm đầu vào và đầu ra sẽ thấp hơn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho các chủ rừng.

+ Khoảng cách 3 đến 7 km, ít thích hợp cho trồng rừng sản xuất.

+ Khoảng cách > 7 km, không thích hợp, các chủ hộ trồng rừng khó tiếp cận với các trục đường vận chuyển, không có đủ chi phí để mở đường, nếu bán sản phẩm tại các lô rừng của mình thì giá thành rất thấp, các chủ hộ trồng rừng sẽ bị thua lỗ.

Bảng 3.10. Tiêu chí phân cấp khả năng tiếp cận

Mức độ phù hợp Ký hiệu Chỉ tiêu

Thích hợp TC3 - Khoảng cách từ đường giao thông (ô tô, xe vận chuyển có thể đi) đến trung tâm các lô trồng rừng < 3 km.

ít thích hợp TC2 - Khoảng cách từ đường giao thông (ô tô, xe vận chuyển có thể đi) đến trung tâm các lô trồng rừng từ 3 đến 7 km.

Không thích

hợp TC1 - Khoảng cách từ đường giao thông (ô tô, xe vậnchuyển có thể đi) đến trung tâm các lô trồng rừng > 7 km.

Cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm các tiểu vùng nguyên liệu đến nhà máy chế biến. Hiện nay, ở nước ta nói chung, các vùng nguyên liệu thường tập trung ở các vùng miền núi, các trục quốc lộ chính. Do vậy, giữa nhà máy và các vùng nguyên liệu cần phải có một khoảng cách thích hợp, đảm bảo chi phí vận chuyển trong phạm vi cho phép và không nâng giá thành nguyên liệu lên quá cao thì hoạt động kinh doanh của chủ rừng mới có lãi. Vùng Mang Yang chỉ có một loại hình vận chuyển là vận chuyển bộ. Cự ly vận chuyển được chia ra như sau:

+ Cự ly < 100 km là thích hợp, chủ rừng đảm bảo có lãi xuất cao.

+ Cự ly 100-150 km, do chi phí vận chuyển nhiều nên giá thành sản phẩm nguyên liệu sẽ cao, gây ít nhiều bất lợi cho chủ rừng , do vậy cự ly vận chuyển này là ít thích hợp cho trồng rừng nguyên liệu.

+ Cự ly > 150 km, không thích hợp cho trồng rừng nguyên liệu

Bảng 3.11: Tiêu chí phân cấp cự ly vận chuyển

Mức độ phù hợp Ký hiệu Chỉ tiêu

Thích hợp VC3 - Khoảng cách từ nhà máy chế biến đến điểm bắt đầu vận chuyển gỗ nguyên liệu < 100 km.

ít thích hợp VC2 - Khoảng cách từ nhà máy chế biến đến điểm bắt đầu vận chuyển gỗ nguyên liệu từ 100 - 150 km. Không thích

hợp VC1 - Khoảng cách từ nhà máy chế biến đến điểm bắtđầu vận chuyển gỗ nguyên liệu > 150 km.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)