- Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, độ dày
b) Trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng
- Đối với rừng đặc dụng
+ Đối với Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên
Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ duy trì diễn thế tự nhiên của rừng, không được trồng rừng hoặc thực hiện các tác động kỹ thuật lâm sinh khác.
Trong phân khu phục hồi sinh thái phải tôn trọng diễn thế tự nhiên; việc phục hồi hệ sinh thái rừng thực hiện chủ yếu bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giầu rừng; trường hợp cần phải trồng rừng thì ưu tiên trồng cây
Trong phân khu dịch vụ hành chính được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng.
+ Đối với khu bảo vệ cảnh quan cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh khác để nâng cao giá trị thẩm mỹ.
- Đối với rừng phòng hộ
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành khu rừng tập trung, liền vùng; từng bước tạo rừng có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng; cây rừng là những loài cây có bộ rễ sâu, bám chắc.
Đối với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường phải khẩn trương hình thành các đai rừng, dải rừng, khu rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ trong các khu dân cư, dọc theo tuyyén QL 19, khu du lịch để chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong sạch, kết hợp với vui chơi, giải trí, tham quan du lịch; cây rừng là cây thường xanh, có tán rộng, nhiều hoa, hình thái đẹp.
Cải tạo rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu về phòng hộ của rừng. Việc trồng rừng phòng hộ phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đối với rừng sản xuất
Việc phát triển sản xuất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng sản xuất gồm: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung; Trồng rừng; Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; Nuôi dưỡng rừng và làm giầu rừng.