Sử dụng rừng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 109 - 112)

- Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, độ dày

c) Sử dụng rừng

- Đối với rừng đặc dụng

+ Đối với Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên

Trong phân khu phục hồi sinh thái được sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ, cấu trúc, nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và hệ sinh thái.

Trong phân khu dịch vụ hành chính được tận thu, tận dụng những cây gỗ đã chết, gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công

trình theo quy hoạch; được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ trừ các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ.

Khai thác nguồn gen phục vụ việc nghiên cứu, phát triển rừng cần phải làm rõ gen sưu tầm và thời gian sưu tầm; Việc sưu tầm nguồn gen thực hiện theo sự hướng dẫn, quản lý và giám sát của chủ rừng.

Đối với Khu rừng bảo vệ cảnh quan được tác động, điều chỉnh, chặt cây để tạo mật độ hợp lý để nuôi dưỡng rừng và tác động các biện pháp kỹ thuật khác để nâng cao giá trị thẩm mỹ của khu rừng.

- Đối với rừng phòng hộ

Các hoạt động khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải đảm bảo nguyên tắc duy trì và phát triển khả năng phòng hộ của rừng. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác lâm sản làm suy giảm vốn rừng và khả năng phòng hộ của rừng.

+ Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

Khai thác đối với rừng do Nhà nước đầu tư: Được phép khai thác tận thu, tận dụng gỗ và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Khai thác đối với rừng do chủ rừng được giao hoặc nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư: Không phân biệt là vùng phòng hộ rất xung yếu hay xung yếu, khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì được phép khai thác chọn với cường độ tối đa 30% nhưng không được khai thác các loài cây quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

Đối với rừng tre nứa khi rừng đạt độ tàn che trên 80% mới được phép khai thác, cường độ khai thác tối đa 30% và được khai thác măng.

+ Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng:

Rừng do Nhà nước đầu tư: được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thư khi rừng có mật độ dày. Cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo độ tàn che sau khai thác tỉa thưa là lớn hơn hoặc bằng 0,6. Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo cây trồng chính còn ít nhất là 600 cây/ha, nếu không đủ phải để lại cây phù trợ theo quy định về mật độ đối với cây trồng chính.

Khi cây trồng chính đạt tuổi khai thác, thì hàng năm được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20%, hoặc chặt trắng theo băng, theo đám nhỏ với diện tích dưới 1 ha đối với vùng phòng hộ xung yếu và dưới 0,5 ha đối với vùng phòng hộ rất xung yếu, tổng diện tích khai thác không vượt quá 1/10 diện tích rừng trồng đã trồng thành rừng và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.

Rừng trồng là rừng do Ban quản lý, hoặc do bên nhận khoán tự đầu tư: Khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được khai thác không quá 1/10 diện tích rừng trồng đã thành rừng. Phương thức khai thác: chặt theo băng hoặc theo đám; băng hoặc đám không được liền kề nhau, có diện tích không quá 1 ha ở vùng rất xung yếu và không quá 2 ha ở vùng xung yếu và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.

- Đối với rừng sản xuất

+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Việc khai thác rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững: Rừng đạt tiêu chuẩn được phép khai thác chính, cây rừng được khai thác phải đạt tiêu chuẩn về cấp kính đối với gỗ và tuổi đối với tre nứa; Lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng và trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.

Việc khai thác gỗ rừng sản xuất của các chủ rừng là các tổ chức kinh tế phải có phương án điều chế rừng và thiết kế khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khai thác rừng phải được kiểm tra, giám sát theo đúng quy chế, quy phạm kỹ thuật khai thác gỗ và lâm sản quy định. áp dụng phương thức khai thác tác động thấp nhằm giảm thiểu thiết hại đến môi trường sinh thái.

+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Khai thác rừng trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước mà chủ rừng là tổ chức thì phải được UBND tỉnh cho phép đối với tổ chức thuộc tỉnh hoặc Bộ chủ quản cho phép đối với tổ chức thuộc Bộ. Phương thức khai thác do chủ rừng tự quyết định, nhưng phải đảm bảo trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.

Khai thác rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc được Nhà nước hỗ trợ thì chủ rừng tự quyết định về thời gian khai thác, tự do lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Khi khai thác rừng trồng, chủ rừng gửi giấy báo trước 10 ngày làm việc cho UBND cấp

xã nơi có rừng khai thác biết. UBND cấp xã nơi có rừng khai thác phải có biện pháp theo dõi và giúp đỡ, bảo đảm cho chủ rừng khai thác, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng được thuận lợi.

3.3.7.2. Giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)