Xác định trình tự quy hoạch 3 loại rừng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 44 - 46)

b) Hệ thống sử dụng đất bền vững

3.2.1. Xác định trình tự quy hoạch 3 loại rừng

Trên cơ sở các điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH, thực trạng CSHT, hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và thực trạng sản xuất ngành lâm nghiệp và xác định các nhu cầu cơ bản về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, về lâm sản các loại..., tiến hành xây dựng quy hoạch các loại rừng theo nguyên tắc loại trừ dần trên cơ sở căn cứ vào thứ tự ưu tiên, cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết

Mục tiêu của bước này là xác định được những khu vực có tiềm năng xói mòn đất cao, khả năng bảo vệ nước tốt để ưu tiên bảo vệ. Trên tổng diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phân tích các điều kiện nêu trên, tiến hành

phân tích các tiêu chí, chỉ tiêu tham gia, tiến hành cho điểm và xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết.

Bước 2: Quy hoạch rừng đặc dụng

Trên nền bản đồ phân cấp phòng hộ lý thuyết (bước 1) của khu vực nghiên cứu, tiến hành xác định các khu vực có yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học; yêu cầu về khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Khảm lên các bản đồ đơn tính cho từng khu, chồng xếp lên bản đồ phân cấp phòng hộ lý thuyết. Xác định được diện tích rừng đặc dụng cho khu vực nghiên cứu. Đánh giá tiềm năng phòng hộ của rừng đặc dụng.

Bước 3: Quy hoạch rừng phòng hộ

Sau khi loại trừ diện tích rừng đặc dụng trên nền bản đồ phân cấp phòng hộ lý thuyết (bước 2), tiến hành xác định các loại rừng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu. Theo quy định, rừng phòng hộ gồm 4 loại là rừng phồng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường [5], [7], [17, tr. 3], [23]. Đề tài này chỉ nghiên cứu 2 loại phòng hộ hiện có ở vùng Tây Nguyên là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Với loại rừng phòng hộ đầu nguồn, trên bản đồ phân cấp phòng hộ lý thuyết, tiến hành gộp khoảnh, hiệu chỉnh căn cứ vào nhóm tiêu chí để hiệu chỉnh (khu vực sát bờ hồ, sông, đập có nguy cơ sạt lở, núi đá, khu vực có sức ép mạnh từ người dân...).

Với rừng PHBVMT căn cứ vào loại đô thị, mật độ dân số, hiện trạng và quy hoạch các công trình giao thông, khu công nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng vá đất lâm nghiệp để xác định quy mô, phạm vi diện tích.

Bước 4: Quy hoạch rừng sản xuất

Sau khi xác định được diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, diện tích còn lại sẽ là diện tích dành cho mục đích sản xuất. Tiến hành phân cấp cho rừng sản

xuất theo các mục tiêu cụ thể như sản xuất gỗ lớn, xây dựng vùng nguyên liệu. Kết quả xác định được quy mô diện tích của các loại rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)