Khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 30 - 34)

3. Kiểu sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất Yêu cầu của kiểu sử dụng đất Phương án sử

3.1.3. Khí hậu thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện Bạch Thông, xã Đôn

Phong nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có

hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè 390C (tháng 7), nhiệt độ thấp nhất 90C (tháng 1, 2 dương lịch).

* Chế độ mưa: tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, lượng mưa cao nhất trung bình tháng 420 mm (tháng 5 - 8), lượng mưa

thấp nhất 2,6 mm (tháng 11 -12).

* Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm từ 83- 84%.

* Chế độ gió: Đôn Phong chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính, gió

mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Có năm xuất hiện gió tốc, mưa đá, và sương muối, đã làmảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại: Với điều kiện khí hậu thời tiết Đôn Phong thuận lợi cho sự

phát triển của hệ thực vật, cây trồng vật nuôi đa dạng trong sản xuất nông lâm

nghiệp. Song lại thường gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

3.1.3.2.Thủy văn

Đôn Phong có hệ thống sông, suối chằng chịt trải đều trong các vùng sản xuất đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông lâm

nghiệp. Tuy nhiên do sự chênh lệch cao của địa hình lớn lên hàng năm vào mùa mưa nước sông suối chảy xiết, hiện tượng lũ cục bộ vẫn còn xảy ra.

3.1.4. Đất đai

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Là một xã thuộc tiểu vùng 3 của huyện có địa hìnhđồi núi đất thoải, độ

dốc trung bình. Thổ nhưỡng chủ yếu có hai loại chính:

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ phân bố rải rác ở ven

sông suối của địa hình đồi thoải, tầng đất dày, đất tơi xốp nhưng lại xuất hiện

nhiều cuộn sỏi, đất chua, nghèo lân, lượng nhôm di động cao, H+ cao chiếm ưu thế ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất hữu cơ do vậy đất nghèo

dinh dưỡng.

- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét, loại đất này hình thành chủ

Ngoài ra, còn một số loại đất khác có diện tích nhỏ như:

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Granít: Phân bố chủ yếu ở độ cao

từ 200 - 700 m, tầng đất từ trung bình đến dày, nhiều đá lộ đầu. Hàm lượng

mùn cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm. Thích hợp cho phát triển cây

công nghiệp, cây lâm nghiệp và trồng cây ăn quả.

+ Đất phù sa sông suối, phân bố dọc theo các triền suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình,

đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn

trong đất trung bình, đạm chiếm đa số và dễ tiêu, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố xen kẽ, rải rác, len lỏi ở các đồi

núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đến trung bình.

Đất có phản ứng chua, thiếu lân nghèo chất dinh dưỡng.

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa, đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn chiếm

tỷ lệ khá cao, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất dễ chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu giảm. Hiện nay

loại đất này đang được cấy hai vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn

hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

Nhìn chung, thổ nhưỡng có thành phần cơ giới biến đổi từ thịt trung

bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn khá thích nghi với các cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp.

3.1.4.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống thuỷ văn

(sông, suối). Đôn Phong có nhiều con suối lớn nhỏ chảy qua địa bàn là điều

làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa của cả năm nên

lượng nước mặt không ổn định, vào mùa khô gây thiếu nước trong sản xuất.

- Nguồn nước ngầm: Căn cứ vào việc khảo sát giếng khoan của các hộ gia đình cho thấy lượng nước ngầm ở khá sâu, trong nước chứa nhiều ion Fe3+ làm nước có rỉ vàng chất lượng nước không đảm bảo cho việc sinh hoạt.

Nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt song chất lượng chưa thật tốt. Mặt khác do tập quán sản xuất và sinh hoạt còn nhiều hạn

chế gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, cần phải xử lý làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển rừng đầu

nguồn để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

3.1.4.3. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê 01/01/2007, xã có 10.770,37 ha đất lâm nghiệp,

chiếm 84,41% diện tích tự nhiên, gồm: Rừng sản xuất (2.490,52 ha, chiếm 19,52 % đất lâm nghiệp) và rừng phòng hộ (8.279,85 ha, chiếm 64,89%). Về

trữ lượng gỗ: Diện tích rừng chủ yếu là rừng khoanh nuôi phục hồi sản xuất

trữ lượng thấp chưa khai thác được (chủ yếu là tre, vầu, mỡ, bồ đề, xoan...).

Về thảm thực vật: Thảm thực vật không đa dạng chủ yếu là cây rừng tự

nhiên hoặc trồng xen kẽ vùng đất thực phủ chủ yếu vùng thổ cư có các loại

cây tre vầu mọc thành khóm. Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của

các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú trọng

nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả dài ngày do đó thảm thực vật

ngày càng phát triển.

Động vật rừng: Trong những năm qua do sự tàn phá rừng, săn bắt bừa

bãi của nhân dân địa phương nên đã làm thu hẹp môi trường sống của các loài

3.1.4.4. Tài nguyên nhân văn

Đôn Phong là xã có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, hiện có 06 dân

tộc anh em cùng sinh sống gồm Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa và Sán Chỉ, trong đó dân tộc Dao chiếm hơn 59,70% dân số của xã. Cộng đồng các dân tộc

trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật

dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời

sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng dân tộc, từng thôn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)