Thuận lợi, khó khăn của xã Đôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 41 - 44)

3. Kiểu sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất Yêu cầu của kiểu sử dụng đất Phương án sử

3.2.3. Thuận lợi, khó khăn của xã Đôn Phong

3.2.3.1. Thuận lợi

Là xã có diện tích tự nhiên rộng, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi, đất đai mầu mỡ thích hợp với nhiều loài cây trồng nông lâm nghiệp.

Diện tích rừng lớn là nguồn lưu thủy dồi dào cung cấp nước cho sản

xuất nông lâm nghiệp và hạn chế thiên tai. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp lâm sản phong phú cho nhu cầu sinh hoạt và cung cấp nguyên liệu công

nghiệp nếu như được quản lý và sử dụng hiệu quả, tuy nhiên hiện nay diện

tích này chủ yếu là nơi khai thác lâm sản ngoài gỗ như măng các loại, cây

thuốc, lá dong, nấm hương… của người dân địa phương, hiệu quả sử dụng chưa cao.

Lực lượng lao động đông đảo, cần cù, chịu khó, nhân dân các dân tộc đoàn kết, gắn bó, có nhiều kinhnghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là nguồn

nhân lực tại chỗ lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trong tương lai.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ đã và đang chuyển dịch theo hướng

tập trung, đã một phần chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao. Nông nghiệp phát triển theo hướng năm sau cao hơn năm trước, tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng liên tục trong những năm qua, bước đầu giải quyết sự thiếu hụt lương thực trong các hộ gia đình (bình quân

đầu người 470kg lương thực/ năm).

Xã nằm trong chương trình 135 nên có nhiều dự án được triển khai qua đó người dân nâng cao kinh nghiệm sản xuất.

3.2.3.2.Khó khăn

Nền kinh tế ở mức thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm

nghiệp, việc chuyển dịch còn chậm. Công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.

Là xã vùng cao của huyện, hệ thống giao thông chất lượng thấp và chưa

hoàn thiện, nhất là vào mùa mưa, gây cản trở việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự sản tự tiêu là chính. Năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi thấp. Trong thời gian qua người dân mới chỉ tập

trung vào sản xuất, gây trồng lương thực, hiệu quả kinh tế không cao, do vậy

thu nhập bình quânđầu người trong xã còn thấp.

Diện tích đất giao cho các hộ mới dừng ở mức tối thiểu, bình quân mỗi

khẩu chỉ được giao 0,2 ha đất canh tác nông nghiệp trong khi đó nhu cầu về đất canh tác của người dân là rất cao.

Tình trạng chăn nuôi còn mang tính tự phát chưa có định hướng phát

triển, gia súc chỉ thả dông, do vậy nguy cơ dịch bệnh rất cao. Mặc dù chăn

nuôi mang lại nguồn thu nhập tương đối lớn, nhưng chưa có quy hoạch diện tích chăn thả.

Lượng mưa phân bố không đều, lượng nước những tháng mùa khô ít gây tình trạng hạn cục bộ cho sản xuất.

Lao động nông nhàn chiếm khoảng 30 %, phần lớn chưa qua đào tạo do

vậy rất khó khăn cho việc tiếp cận thông tin, chuyển giao công nghệ và áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến. Sản phẩm chưa trở thành hàng hóa, chưa phát huy được tiềm năng lợi thế của đất đai.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)