Kiến nghị về trình tự và phương pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển r ừng của xãĐôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 105 - 108)

- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng

4.7.4. Kiến nghị về trình tự và phương pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển r ừng của xãĐôn Phong

Mục đích: Xây dựng được quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã hợp lý từ đó tao điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ phát triển

rừng trên địa bàn.

Yêu cầu:

- Phát triển lâm nghiệp cấp xã phải gắn với các chương trình phát triển

kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng.

- Phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế- xã hội, tự nhiên trên địa bàn trong

điều kiện hiện tại và định hướng cho tương lai.

- Khi lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã phải có sự tham

gia của đại diện người dân các thôn và những tổ chức hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã, đây là phương pháp lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện và đảm

bảo tính khoa học, khách quan. Thực tiễn phù hợp với tiến trình công nghiệp

hoá nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển lâm nghiệp phải toàn diện, bền vững.

Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ phát

triển rừng cần gắn liền với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, lấy kết quả QHSD đất địa phương làm cơ sở chính về mặt thực tiễn kết hợp với cơ sở

khoa học đất nào cây đấy và kết quả rà soát 3 loại rừng. Tránh tình trạng phụ

thuộc hoàn toàn theo QHSD đất của địa phương mà không chú ý đến các

chính sách của Nhà nướcdẫn đến tình trạng khó triển khai thực hiện và không bền vững. Qua quá trình nghiên cứu tác giả kiến nghị đề xuất một phương

pháp như sau:

- Phương pháp từ trên xuống: đây là phương pháp quy hoạch được tiến

hành không có sự tham gia của người dân địa phương, những người có liên quan trực tiếp sau khi quy hoạch đi vào thực hiện, phương pháp quy hoạch

này hầu như không quan tâm đến ý chí, nguyện vọng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch.

- Phương pháp cùng tham gia: Đây là phương pháp quy hoạch mà ở đó

vai trò của người dân địa phương tương đối mờ nhạt.

- Phương pháp quy hoạch từ dưới lên: Đây là phương pháp quy hoạch

mà vai trò của người dân địa phương được đề cao, người dân được tham gia

vào hầu hết các hoạt động trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch.

Tóm lại trong quá trình xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

cần có sự tham gia của người dân, nâng cao vai trò của người dân trong các bước triển khai thực hiện. Ngay cả việc người dân tham gia vào nghiên cứu

thị trường thông qua đó người dân sẽ biết được thị trường sẽ biến động thế

tham gia trực tiếp vào công tác lập kế hoạch sử dụng rừng và đất rừng, người

dân sẽ tham gia với mức độ đóng góp chia sẻ kinh nghiệm kết hợp với kiến

thức mới được các cán bộ lâm nghiệp triển khai hướng dẫn, qua đó có thể có được các loài cây được người dân địa phương ưa thích và phù hợp với điều

kiện đất đai của địa phương. Vậy nên một lần nữa tác giả khẳng định vai trò của người dân trong quá trình quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của xã là hết

CHƯƠNG 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)