Đất nương rẫy đang canh tác 549,54 59.5 390,04 2Đất nương rẫy KCĐ có cây gỗ53,643,88,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 66)

II Đất nương rẫy không cố định 1.488,34 870 578

1 Đất nương rẫy đang canh tác 549,54 59.5 390,04 2Đất nương rẫy KCĐ có cây gỗ53,643,88,

3 Đất nương rẫy KCĐ có cây gỗ rải rác 385,2 278,7 106,5

Qua bảng 4.3 thể hiện rõ rừng tự nhiên có diện tích:10684.07 ha, trong

đó diện tích rừng phòng hộ là 7368.94 ha chiếm trên 70% diện tích có rừng.

Rừng giàu không còn, rừng trung bình chiếm tỉ lệ ít. Rừng nghèo chất lượng

kém, cây con cong queo sâu bệnh nhiều, trữ lượng thấp, tán rừng bị phá vỡ,

dây leo bụi rậm xâm lấn mạnh. Tổ thành loài cây đa phần thuộc loại cây tiên

phong ưa sáng từ nhóm IV đến nhóm VIII như: Trám, Trâm, Giẻ, Thẩu Tấu, Kháo... Đó là kết quả của việc khai thác quá mức của người dân trong vùng. Loại rừng này phân bố ở nơi cao xa, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Rừng

non phục hồi có diện tích là 3.000,9 chiếm tỉ lệ 27 %, đã phục hồi được vài

năm, nhưng chưa được quan tâm làm vệ sinh và phát dây leo bụi rậm dưới tán

nên tốc độ tăng trưởng bị hạn chế, rừng đã có trữ lượng nhưng còn thấp.

Rừng trồng diện tích chiếm tỷ lệ không đáng kể 86,3ha

Rừng tre nứa thuần loại sinh trưởng nhanh, loài cây chủ yếu là Nứa và Vầu tái sinh nhưng do khai thác Nứa, Vầu và măng không hợp lý nên chất lượng cũng không cao, mật độ bình quân 3.000 - 5.000 cây/ha, D1.3 bình quân từ 8- 15cm.

Tổng diện tích đất chưa có rừng mà đây thực chất là diện tích đất nương rẫy không cố định đang trong giai đoạn phục hồi lại là: 1.488,34 ha.

Đất chưa có rừng nằm trong diện tích của rừng phòng hộ là 870 ha chiếm 60

% diện tích đất chưa sử dụng.

+ Trong tổng diện tích đất canh tác nương rẫy không cố định 1.488,34 ha, diện tích người dân đang canh tác nương rẫy là 549,54 ha bao gồm diện

tích nằm trên vùng diện tích đất rừng phòng hộ là 159,5 ha và 390,04 ha nằm

trong vùng quy hoạch cho trồng rừng sản xuất. Diện tích nương rẫy cũ chưa có cây tái sinh là 513,6 ha trong đó 431,8 ha nằm trongdiện tích đất của rừng

+ Diện tích nương rẫy không cố định đã có cây gỗ tái sinh chiếm 385,2

ha, thực bì che phủ chủ yếu gồm một số cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh. Tầng đất sâu, ẩm, xốp còn mang tính chất đất rừng. Đây là đối tượng nương rẫy đã bỏ hoang được 3 đến 5 năm và diện tích này rất dễ có thể sẽ bị người dân phát đi làm nương nếu Nhà nước và chính quyền địa phương không có các chính

sách thích hợp quản lý bảo vệ và khoanh nuôi súc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế.

Từ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thấy cần có quy

hoạch cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển, ổn định cuộc sống, đảm bảo tăng thu nhập cải thiện đời sống ổn định cho người dân làm công tác trồng

rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng nhằm nâng cao độ che phủ rừng, chất lượng

rừng, đáp ứng yêu cầu phòng hộ, kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng và cải

thiện môi trường sống cho người dân các dân tộc trong vùng là việc làm cần

thiết.

Thông qua kết quả đã trình bàyở bảng 4.1, 4.2, 4.3 thể hiện rõ cơ cấu đất đai trước quy hoạch sử dụng đất của xãĐôn Phong, tuy nhiên tác giả nhận

thấy với cơ cấu đất đai hiện tại trong xã có điều bất hợp lý ở chỗ diện tích đất

nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đó là nguồn thu nhập chính của người dân, nó được người dân chú trọng và đem lại cuộc sống hàng ngày cho người dân ngược lại với diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm diện tích rất lớn

trong toàn xã nhưng việc sử dụng diện tích đất này thực sự chưa hiệu quả.

Cần phải quy hoạch nó để sử dụng khoa học và hiệu quả hơn. Đây là một

trong những cơ sở thực tiễn quan trọng có thể sử dụng trong quá trình quy hoạch sử dụng đất của xã.

4.2.3. Quy hoạch sử dụng đất của xãĐôn Phong

Căn cứ vào việc đánh giá tiềm năng đất đai qua những tài liệu điều tra,

hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng sử dụng đất đến 2020

của xãĐôn Phong được thể hiện tại bảng 4.4

Bảng 4.4: Quy hoạch sử dụng đất của xã Đôn Phong đến năm 2010

TT Mục đích sử dụng

Năm 2005 trước khi quy hoạch

Quy hoạch đến năm 2010 Định hướng đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 6 7 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 12.759,03 100 12.759,03 100 12.759,03 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 11.204,77 87,82 11.727,91 91,92 12.506,97 98,02

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 431,48 3,85 823,92 7,03 1.350,77 10,801.2 Đất lâm nghiệp 10.770,37 96,12 10.901,07 92,95 11.152,67 89,17 1.2 Đất lâm nghiệp 10.770,37 96,12 10.901,07 92,95 11.152,67 89,17 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,78 0,02 1,78 0,02 2,95 0,02

1.4 Đất khác 1,14 0,01 1,14 0,01 0,58 0,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)