- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng
4.7.1. Cơ sở đề xuất
Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đôn Phong là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao có 10.770,37
ha đất lâm nghiệp, chiếm 84,41% diện tích tự nhiên, gồm: Rừng sản xuất
(2.490,52 ha, chiếm 19,52 % đất lâm nghiệp) và rừng phòng hộ (8.279,85 ha,
chiếm 64,89%). Trữ lượng gỗ thấp chưa khai thác được vì diện tích rừng chủ
yếu là rừng khoanh nuôi phục hồi sản xuất. Cùng với đó là tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm là 1,03%, tổng số nhân khẩu của xã là 2133, số hộ là 489. Với
thực trạng như vậy nên định hướng của xã Đôn Phong là phát triển kinh tế đa
dạng hóa ngành nghề, xã hội hóa nghề rừng lấy tiềm năng về phát triển lâm
nghiệp đặt lên hàng đầu.
Hiện trạng đất đai trong xã Đôn Phong trước khi quy hoạch. Qua
nghiên cứu tác giả nhận thấy sự bất cập của cơ cấu đất đai trong xã. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ đa số trong tổng diện tích tự nhiên toàn xã
nhưng phần lớn diện tích này sử dụng chưa hiệu quả ngược lại diện tích đất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhưng cuộc sống của người dân phụ thuộc chính
thực sự hiệu quả. Đây là một căn cứ thực tiễn cần quan tâm trước khi quy
hoạch sử dụng đất của xã.
Hiện trạng đất đai trong xã Đôn Phong trước khi quy hoạch. Tác giả
nhận thấy sự bất cập của cơ cấu đất đai trong xã. Diện tích đất lâm nghiệp có
rừng chiếm tỷ lệ đa số nhưng sử dụng chưa hiệu quả, diện tích đất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhưng đã đem lại hiệu quả nhất định. Chứng tỏ việc
sử dụng đất của xã trước quy hoạch chưa thực sự hiệu quả. Đây là một căn cứ
thực tiễn cần quan tâm trước khi quy hoạch sử dụng đất của xã. Qua kết quả
của bản quy hoạch sử dụng đất của xã cho thấy đây chỉ là quy hoạch về không
gian của quá trình sử dụng đất của khu vực, quy hoạch về diện tích và thay
đổi cơ cấu của các loại đất đai mang tính định hướng trong tương lai. Quá
trình quy hoạch chỉ thay đổi về mặt diện tích mà chưa chú ý đến hiệu quả thực
sự của từng loại đất, cần phải sử dụng nó thế nào để đem lại thu nhập bền
vững cho người dân
Quá trình rà soát 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ tuân thủ theo các bước
trong Quyết định của Bộ NN&PTN. Kết quả rà soát 3 loại rừng không khớp về
số liệu với bản quy hoạch sử dụng đất của xã. Nguyên nhân gây ra sự sai lệch
này là trong quá trình triển khai thực hiện chỉ phân theo cơ học và vật lý. Theo
tác giả cần thiết phải rà soát lại kết hợp giữa các quy định của Nhà nướcvới thực
tế của địa phương để đem lại hiệu quả bền vững hơn. Đây cũng là một cơ sở
khoa học cần chú ý khi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho xã.
Khi phân tích nhu cầu thị trường trong các cấp khác nhau (tỉnh, huyện,
xã) tác giả nhận thấy đây là một căn cứ rất quan trọng mang tính chất định hướng nhưng liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ phát triển rừng của xã
Đôn Phong. Để đáp ứng được nhu cầu về lâm sản của tỉnh huyện là rất lớn vì tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy ván ghép thanh MDF và mục tiêu bảo
được dự đoán là tương đối ổn định để có thể phát triển sản xuất và kinh doanh về lâm nghiệp, phát triển thế mạnh về diện tích rừng và đất rừng của địa phương mà vẫn đảm bảo được chức năng phòng hộ của diện tích rừng sẵn có. Đem lại thu nhập ổn định cho người dân đáp ứng được mục tiêu phát triển
chung của tỉnh huyện và xã.
Tác giả đã nghiên cứu 3 mô hình trồng rừng các loài cây trong các mô hình với đặc tính sinh vật học của từng loài đã được tác giả trình bày ở trên
được đánh giá là tương đối phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương, theo đúng quan điểm phát triển bền vững đất nào cây đấy. Kết hợp với kết
quả đó là các loài cây trồng lâm nghiệp trong các mô hình được đa số người
dân trong xã lựa chọn. Kết hợp cả 3 yếu tố điều kiện đất đai, kinh tế, xã hội
tác giả cho rằng cây Keo tai tượng là loài cây cần triển khai mở rộng trồng
trên quy mô diện tích lớn. Vì nóđáp ứng được các quan điểm về bền vững.
4.7.2. Những ý kiến về mục tiêu và định hướng quy hoạch bảo vệ và pháttriển rừng của xãĐôn Phong