Đánh giá khả năng thích hợp cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 87 - 90)

- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng

4.5. Đánh giá khả năng thích hợp cây trồng

Xã Đôn Phong huyện Bạch Thông đã tiến hành QHSD đất nông lâm

nghiệp cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu đề tài đã được 2 năm. Qua điều tra tại xã Đôn Phong cho thấy trên địa bàn xã hiện nay có 3 mô hình sử

dụng đất lâm nghiệp chính chiếm một diện tích tương đối lớn đó là: Mô hình rừng trồng hỗn giao (Mỡ, Trám, Lát), mô hình Keo lai, mô hình chè tuyết shan. Đây là 3 mô hình sử dụng đất lâm nghiệp chính, chiếm một diện tích

nhất định trong tổng quỹ đất lâm nghiệp được quy hoạch đến năm 2010 của

xãĐôn Phong.

* Đặc điểm của các loài cây trong mô hình rừng hỗn giao (Mỡ + Trám + Lát).

Cây Mỡ: Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 21 - 240C, lượng mưa

1.600 -2500 mm. Độ cao tuyệt đối dưới 400 -500m. Độ dốc dưới 15 - 200C.

Đất sâu dày ẩm mát, độ phì còn khá, thành phần cơ giới trung bình, pH:4-5. Trồngtập trung và phân tán.

Cây Trám: Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 23 - 240C, lượng mưa

1.500 - 2.000 mm. Độ cao dưới 600 – 700 m so với mực nước biển. Đất sâu

dàyẩm, thoát nước, độ phì còn khá, pH: 4 - 5. Trồng tập trung và phân tán. Cây Lát: Thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân 20 - 270C, lượng mưa 1.700-

1.800mm. Độ cao tuyệt đối dưới 900-1.000m. Độ dốc dưới 20- 250. Ưa đất sâu

dày,ẩm mát, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, độ phì khá, pH: 5 - 6 Nhận xét: Với đặc tính của từng loại như vậy nên khi trồng hỗn giao

cây mỡ được trồng ở tầng thấp, cây lát và cây trám được trồng ở tầng cao.

Nhìn trung các loài cây trong mô hình trồng hỗn giao phù hợp với điều kiện

của địa phương

* Đặc điểm của loài keo

Với các đặc điểm là sinh trưởng và phát triển nhanh trên nhiều loại đất,

sáng, sống được nơi nhiệt độ bình quân năm 26 - 300C, lượng mưa 1000 -

1750 mm, trong năm có 5 - 6 tháng khô. Cây chịu được đất nghèo dinh

dưỡng, có thể sống trên đất thiếu O2, đất thịt nặng và cả đất cát. Keo có khả năng tái sinh hạt và chồi đều tốt. Từ đó có thể cho thu hoạch sớm, mau thu

hồi vốn, đồng thời có giá trị kinh tế cao.

* Đặc điểm của chè tuyết shan

Cây chè tuyết Shan là cây bản địa. Cây ưa sáng, nhiệt độ trung bình từ

180C đến 300C. Độ cao trung bình 700 - 1000 m so với mặt nước biển, cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy, ẩm, đất còn tốt hơi chua độ pH từ 4,5 - 5

Tóm lại với các loài cây trong các mô hình với đặc tính sinh vật học

của từng loài đã được tác giả trình bày ở trên được đánh giá là tương đối

phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương, theo đúng quan điểm phát

triển bền vững đất nào cây đấy. Về mặt kỹ thuật lâm sinh thì các loài này phù hợp để có thể sinh trưởng và phát triển ổn định lâu dài tại địa phương.

Ngoài ra để đánh giá được khả năng phù hợp của các loài cây trồng có

phù hợp với địa phương hay không chúng ta sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). Theo phương

pháp này chúng tôi tiến hành các phân tích và các cuộc thảo luận trên một

số chỉ tiêu chính như khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng cải tạo đất, giá trị kinh tế, mức độ phù hợp với điều kiện địa phương...Tổng hợp

Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng thích hợp của các mô hình trồng rừng tại xã Đôn Phong

TT Loài cây trồng\ Chỉ tiêu Trồng rừng hỗn giao Chè tuyết shan Keo tai tượng Trám Lát Mỡ 1 2 3 4 5 6

1 Điềukiện địa phương 7 7 9 7 9

2 Dễ kiếm giống 7 7 9 7 9

3 Dễ trồng 7 7 8 8 9

4 Thu hoạch nhanh 8 6 9 8 9

5 Giá bán cao 7 5 9 8 8

6 Giá trị kinh tế cao 7 5 8 9 9

7 Ít sâu bệnh 7 7 7 7 7 8 Tínhổn định 7 7 7 7 7 9 Cải tạo đất 7 7 7 8 9 10 Dễ tiêu thụ 7 7 9 9 9 Tổng điểm 71 65 82 78 85 Thứ tự ưu tiên 4 5 2 3 1

Kết quả tổng hợp ở bảng 4.19 cho thấy mức độ thích hợp của các mô

hình rừng sẽ được người dân đưa vào trồng trong tương lai theo thứ tự ưu tiên

sau: Keo, Mỡ, Chè tuyết shan,Trám, Lát. Đánh giá cây trồng theo phương

pháp này chỉ thể hiện được phần nào ý kiến và sở thích của người dân đối với

từng loài cây tại địa phương. Tuy nhiên kết quả đánh giá cũng chính là cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)