- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng
4.6.1. Dự tính hiệu quả kinh tế của các mô hình
Tiến hành phân tích, đánh giá các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện
tại trên địa bàn để nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, dự đoán
hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả tổng hợp là cơ sở, căn cứ trong tiến trình lập quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của cấp xã, đây
cũng là các cơ sở quan trọng để phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng
cấp xã sát với tình hình thực tế tại địa phương. Để dự tính chi phí, thu nhập
cho một số mô hình,đề tài căn cứ vào các cơ sở sau:
- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật trong
quyết định 38/2005/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 6/7/2005 áp dụng cho
một số loại cây hiện hành. [7]
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho một số loại cây của
Chi cục lâm nghiệp Bắc Kạn.
- Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp Bắc
Kạn.
- Căn cứ vào kết quả điều tra một số mô hình kinh tế trên địa bàn về giá cả nhân công, chi phí vật tư nông lâm nghiệp tại thời điểm hiện tại.
Bảng 4.20: Các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp của xã Đôn Phong
TT Tên mô hình Diện tích
(ha)
Số lô, khoảnh
1 Trồng rừng hỗn giao (Mỡ + Trám + Lát) 32,08 381, 382, 384
2 Keo tai tượng 20,23 384
Chu kỳ của mô hình trồng rừng phòng hộ hỗn giao 3 loài cây (Mỡ +
Trám + Lát) chu kỳ 12 năm, mô hình trồng rừng sản xuất keo tai tượng chu kỳ 7 năm, mô hình trồng rừng phòng hộ chè tuyết shan chu kỳ 10 năm. Cách tính chi phí xây dựng mô hình gồm: Chi phí thiết kế, chi phí nhân công, chi phí
vật tư, lãi suất ngân hàng (với các mô hình có lãi suất).
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình rừng hỗn giao như sau: Đầu tư xây dựng, bảo vệ mô hình trong12 năm là 36.057.732 đồng trong đó: chi
phí vật tư là 1.272.792đồng, chi phí nhân công là 9.447.589 đồng, chi phí khác 25.337.351 đồng (quản lý 6%, lãi xuất ngân hàng, chi phí khai thác...)
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình trồng keo tai tượng
là: Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 32.509.724 đồng, trong đó
chi phí nhân công là 9,311,243 đồng, chi phí vật tư là 985.760 đồng, chi phí khác 22.212.722 đồng (quản lý 10%, lãi xuất ngân hàng, chi phí khai thác...)
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình chè tuyết shan là: Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 25.776.859 đồng, trong đó chi
phí cho nhân công là 7.954.734đồng, chí phí vật tư là 3.054.000đồng, chi phí khác 14.768.160 đồng (quản lý 7,3%, lãi xuất ngân hàng, chi phí khai thác...) Kết quả phân tích các mô hình canh tác trong xã và các địa phương lân
cận chỉ ra rằng trong quá trình thực hiện các mô hình trồng rừng thì người dân
phải có một thời gian chờ đợi từ 5 đến 7 năm mới có thu nhập (do đặc tính
của các loài cây lâm nghiệp là cây lâu năm có chu kỳ kinh doanh dài). Tùy theo mỗi loài cây mà thời gian chờ đợi để có thu hoạch khác nhau. Và vốn đầu tư cho trồng rừng cũng tùy thuộc vào loài cây trồng.
Bảng 4.21: Chi phí xây dựng các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Đôn Phong.
Đơn vị: Đồng/ha
TT Mô hình Chi phí Chi phí bình
quân/năm 1 2 3 4 1 Rừng hỗn giao (Mỡ, Trám, Lát) 36.057.732 3.004.811 1.1 Nhân công 9.447.589 1.2 Chi phí vật tư 1.272.792 1.3 Chi phí khác 25.337.351 2 Chè Tuyết shan 25.776.859 2.577.689 2.1 Nhân công 7.954.734 2.2 Chi phí vật tư 3.054.000 2.3 Chi phí khác 14.768.160
3 Keo tai tượng 32.509.724 4.644.246
3.1 Nhân công 9,311,243
3.2 Chi phí vật tư 985.760
3.3 Chi phí khác 22.212.722
Qua bảng 4.21 cho thấy, chi phí bìnhquân/ năm của mô hình Keo là cao nhất (4.644.246 đồng/ha), thấp hơn là mô hình trồng hỗn giao Mỡ + Trám +
Lát (3.004.811 đồng/ha) và thấp nhất là mô hình trồng Chè tuyết shan (2.577.689 đồng/ha).
Để thấy rõ hơn hiệu quả của các mô hình ta có thể dựa vào hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí và thu nhập của các mô
hình và ta sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian. Đồng thời ở đâytính toán hiệu quả kinh tế các
mô hình trong điều kiện bình thường; chưa loại trừ được các tác động khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình.
Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại NPV; chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ IRR; chỉ tiêu tỉ suất
thu nhập so với chi phí BCR. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế được thể
hiện như sau:
Bảng 4.22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Đôn Phong.
Chỉ tiêu Rừng hỗn giao Chè tuyết shan Keo tai tượng
NPV 12.661.443 18.494.362 45.227.207
IRR 12% 17.81% 27.73%
BCR 1.45 1.81 10.81
Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy: Chỉ tiêu NPV cao nhất ở mô hình
Keo tai tượng, sau đó đến mô hình trồng hỗn giao (Mỡ + Trám + Lát), thấp
nhất ở mô hình chè tuyết shan.
Mô hình trồng hỗn giao có chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so chi phí (BCR) rất
thấp chỉ có (1,45), tức là nếu đầu tư 1 đồng vào mô hình rừng tự nhiên chỉ thu được 1,45 đồng, mô hình chè tuyết shan và mô hình keo tai tượng có BCR là 1,81 và 10,81. Đầu tư 1 đồng thì thu nhập là 1,81 đồng và 10,81 đồng.
Còn kết quả tính toán chỉ tiêu thu hồi nội bộ (IRR) cho thấy; mô hình hỗn giao là thấp nhất chỉ có 12%; tiếp theo là mô hình chè tuyết shan và cao nhất vẫn là mô hình keo tai tượng 27,73%.
Như vậy qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế cho thấy xét trên cả 3 chỉ tiêu thì mô hình trồng hỗn giao có hiệu quả kinh tế thấp nhất, tiếp theo là mô hình chè tuyết shan và cao nhất là mô hình trồng keo tai tượng.