KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 108 - 111)

- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

5.1. Kết luận.

Qua quá trình thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã Đôn Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn” đề tài đã nghiên cứu cơ bản và đạt được mục tiêu, hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể:

Cơ sở về chính sách: Các chính sách của Nhà nước đã được UBND tỉnh

phối kết hợp với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là UBND các xã trong Tỉnh

tiến hành thực hiện. Tuy nhiên các chính sách này chưa thực sự đến được với người dân trong cộng đồng, các chính sách còn xa vời với người dân. Chính

quyền xã chưa có một văn bản hay nghị quyết gì cụ thể về công tác bảo vệ và phát triển rừng mà phần lớn là các gia đình tự tổ chức các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.

Cơ sở khoa học: Trình tự và các bước tiến hành rà soát quy hoạch 3 loại

rừng, mang tính áp đặt từ trên xuống, thiếu nguồn thông tin từ địa phương,

dẫn đến có sự sai lệch về mặt diện tích đối với QHSD đất của xã. Các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã được đánh giá là khá phù hợp với điều

kiện đất đai của địa phương. Đa số các loài cây lâm nghiệp được trồng trong 3

mô hình tại địa phương phù hợp với điều kiện thực địa và có thể sinh trưởng

phát triển tốt nhằm đáp ứng mục tiêu của xã là phát triển và mở rộng sản xuất

về lâm nghiệp.

Cơ sở thực tiễn. Điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, nằm ở vị trí giáp

ranh với 7 xã khác trong huyện nên còn một số tồn tại và vướng mắc về địa

giới hành chính, hiện trạng đất nông nghiệp ít nhưng rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, ngược lại đất lâm nghiệp nhiều

nhưng chưa đem lại hiệu quả thực sự đến cho người dân mà chỉ cung cấp

phần nào các sản phẩm phụ từ rừng. Lực lượng lao động rất đông đảo. Trong

quá trình QHSD đất còn mang tính định hướng và mở rộng thay đổi quy mô

về mặt diện tích mà chưa có kế hoạch cụ thể như trồng cây gì vào khu vực nào. Phương pháp QHSD đất vẫn bị ảnh hưởng bởi phương pháp quy hoạch

truyền thống, tức là chỉ chú ý tới phát triển sản xuất nông nghiệp mà chưa chú ý nhiều đến phát triển sản xuất lâm nghiệp. Với diện tích đất lâm nghiệp chỉ

cho tiến hành khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng có sẵn. Về thị trường lâm sản tại tỉnh, huyện, xã đều rất sôi động và nhiều tiềm năng để có

thể phát triển sản xuất về lâm nghiệp trên quy mô lớn. Nhu cầu về nguyên liệu

làm giấy, nguyên liệu ván MDF, hương liệu, gỗ làm nhà, củi đun...của tỉnh,

huyện, xã và người dân đều rất lớn. Điều này một lần nữa khẳng định với thị trường đầy tiểm năng như vậy một lần nữa khẳng định đây là một trong

những cơ sở thực tiễn quan trọng trong quá trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

Qua nghiên cứu điều tra cho thấy xã mới tiến hành QHSD đất vào năm

2006 nên khi chúng tôi tiến hành đề tài thì xã mới đang bắt đầu thực hiện theo

quy hoạch. Do đó công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở xã ít được được chú ý.

Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng cấp xã.

- Đề xuất mục đích, yêu cầu của quy hoạch và phát triển rừng cấp xã.

- Đề xuất các căn cứ, mục tiêu, định hướng tiến hành xây dựng quy

hoạch và bảo vệ phát triển rừng cấp xã.

- Đề xuất phương pháp tiến hành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

Ngoài ra từ những nghiên cứu bước đầu về cơ sở khoa học và thực tiễn

cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã cho thấy:

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã theo phương pháp có người

dân tham gia là một công việc quan trọng và cần thiết trong xu thế phát triển

xã hội hóa nghề rừng và nền kinh tế thị trường ở nước tahiện nay. Trong quá

trình thực hiện công tác này, cần quán triệt đầy đủ các chính sách phát triển

kinh tế xã hội nông thôn miền núi và các chủ trương lớn của Đảng và Nhà

nước về phát triển lâm, nông nghiệp. Kết hợp với các chính sách của địa phương và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng nhằm hướng tới

mục tiêu phát triển bền vững.

- Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã chỉ có thể phát huy được hiệu quả cao khi nó được triển khai song song với các hệ thống quy

hoạch sử dụng đất khác.

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã muốn đạt được nguyên tắc

bền vững trên các quan điểm kinh tế, môi trường và xã hội thì phải tuân thủ

các chính sách và pháp luật của Nhà nước và những quy định cụ thể của từng

vùng, từng địa phương khác nhau. Nói cách khác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố về chính sách

và pháp luật có liên quan.

- Một trong những yếu tố rất quan trọng trong công tác quy hoạch bảo vệ

và phát triển rừng cấp xã là các tác động của thị trường thể hiện qua các mặt như cung, cầu, giá cả.

- Các nhân tố như điều kiện kinh tế, xã hội và nhân văn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại như:

- Nhiều nguồn tài liệu là thừa kế có sẵn của các cơ quan hữu quan nên

chưa lượng hoá hết được độ chính xác của các tài liệu này.

- Đề tài chưa nghiên cứu, đánh giá được hiệu quả về môi trường của các

mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Về hiệu quả xã hội,

hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp, đề tài đã có đánh giá nhưng chưa đi sâu và đánh giá cụ thể.

5.3. Kiến nghị

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã là một vấn đề mới, cần tiếp

tục tiến hành nghiên cứu, thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Để công

tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã được diễn ra thuận lợi, chúng tôi đưa ra mộtsố kiến nghị sau:

- Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn cho

quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã có sự tham gia của cộng đồng người dân ở nước ta.

- Các kết quả liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã cần phải được phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống để cơ sở khoa học và thực

tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xãđầy đủ và hoàn thiện hơn.

- Cần có tổng kết đánh giá về công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng nhằm hoàn thiện một phương án mẫu mang tính định hướng để có thể áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 108 - 111)