3. Kiểu sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất Yêu cầu của kiểu sử dụng đất Phương án sử
3.2.1. Thực trạng kinh tế
3.2.1.1. Trồng trọt
Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển đổi tích
cực trong cơ cấu cây trồng, người dân đã được đầu tư cung cấp nhiều loại
giống mới, phân bón, trang thiết bị, khoa học, kỹ thuật và đã cho năng suất tương đối cao.
Năm 2007 toàn xã đã trồng được 98 ha lúa nước, năng suất đạt 50 tạ/
ha, sản lượng ước đạt 490 tấn. Hệ số sử dụng đất ruộng lúa nước mới chỉ đạt
1,5 vụ/ năm. Cây ngô vụ xuân trồng được 65 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 195 tấn, vụ mùa diện tích 59 ha năng suất bình quân 30 tạ/ha, sản lượng dạt 177 tấn. tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 862 tấn. Cây sắn diện
tích trồng được 92 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha sản lượng đạt 920 tấn.
Các loại Rau, Đậu, Lạc, Khoai lang, Khoai tàu được người dân đưa
giống mới vào trồng cũng cho lợi nhuận đáng kể. Năm 2007 năng xuất Lạc đạt 14 tạ/ha, Khoai lang 60 tạ/ ha, Khoai tây 120 tạ/ ha, Khoai tàu diện tích 15 ha năng suất 60 tạ/ha. Đất sản xuất nông nghiệp bình quân 0,20 ha/ người.
Tổng sản lượng quy thóc toàn xã ước đạt 1.000 tấn, lương thực bình quân đầu người 470 kg/người/năm, tuy nhiên sản xuất lương thực giữa các hộ
có sự chênh lệch lớn do việc bố trí quy hoạch đất đai và việc giao đất giao
rừng cho dân chưa hợp lý. Mặc dù mức bình quân lương thực tương đối cao, nhưng trên 50% lượng lương thực trên là thu được từ các loài cây như Ngô,
Khoai, Sắn. Ngoài ra trên địa bàn xã có các mô hình trồng cây ăn quả như Mơ, Mận, vải thiều, Cam, Quýt…, nhưng mới ở bước đầu cho thu hoạch chưa đáng kể, nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân/ người của xã là 0,13 ha
nhưng phân bố không đều, đất canh tác còn manh mún, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao, mặc dù đã có sự quan tâm sát sao của các cấp
chính quyền địa phương, nhưng người dân vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo. Thu nhập bình quânđầu người toàn xã mới chỉ đạt 1,85triệu đồng/ năm.
3.2.1.2. Chăn nuôi
Trong những năm gần đây chăn nuôi đã được người dân chú trọng và
quan tâm, đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định, hàng năm không
thiện đời sống cho nhân dân trong xã và cung cấp ra thị trường. Tổng số đàn gia súc gia cầm của xã như sau: (số liệu thống kê xã Đôn Phong tính đến tháng 3 năm 2008). Đàn trâu: 1.142 con. Đàn bò: 271 con. Đàn lợn: 1.177 con. Đàn gia cầm, thuỷ cầm: 6.708 con. Diện tích ao cá: 8,12 ha.
Được sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác khuyến nông thông qua
việc được xúc tiến và triển khai các đề án như trồng cỏ voi để phát triển đàn Bò, một số giống mới như Lợn siêu nạc, Bò lai Sind, gà Lưỡng Phượng…
Mỗi hộ trong xã có 2 con Trâu, bò và có đến 3 con lợn, 20 con gia cầm, tình hình chăn nuôi có chiều hướng thuận lợi, mặc dù trong thời gian qua cũng có
những khó khăn do dịch bệnh. Tỷ lệ % thu nhập của người dân từ chăn nuôi
và các loại hình sản xuất không phải là nông nghiệp chiếm đến gần 20% thu
nhập chính của gia đình.
3.2.1.3. Lâm nghiệp
Trên địa bàn xã có một đơn vị quốc doanh lâm nghiệp (lâm trường
Bạch Thông), quản lý và sử dụng 3.599,48 ha. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu
là bảo vệ rừng tự nhiên hiện có và trồng rừng phòng hộ theo dự án 661.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trong 6 tháng đầu năm 2008, công tác
quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, không có trường hợp nào phát phá rừng làm nương rẫy trong rừng phòng hộ, chủ yếu là phát dưới chân
lô vào rừng sản xuất để trồng sắn, cam, quýt và các cây màu khác. Tuy nhiên, về quản lý, khai thác lâm sản trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng
khai thác, vận chuyển gỗ nhỏ lẻ bằng xe máy vào ban đêm vẫn còn xảy ra,
chủ yếu là ở các thôn như: Lủng Lầu, Nà Lồm, Vằng Bó, Bản Chiêng, Nà Váng và Nà Pán. UBND xã đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện truy quét,
tịch thu được trên 15 m3gỗ xẻ thành khí (từ nhóm 6- 8) tại các thôn nêu trên. Công tác giao đất theo Nghị định 163 của chính phủ trước đây cơ bản được thực hiện, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp cho
một tổ chức (lâm trường đã nhận giấy chứng nhận QSDĐ) diện tích 3.599,48
ha và lập hồ sơ cho 393 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 6.562,7 ha (hiện đang chờ cấp sổ đỏ). Diện tích đất còn lại 2.596,82 ha chủ yếu là diện tích đất chưa được quy hoạch do xã quản lý, diện tích này phần lớn là đất nương rẫy
không cố định và một phần rừng phòng hộ ở những nơi xa, địa phương chưa
có khả năng giao cho dân.
3.2.1.4. Kinh tế hộ
Bảng 3.2: Kết quả điều tra kinh tế hộ tại xã Đôn Phong
TT Nguồn thu nhập Thu nhập bình
quân/ hộ (tr.đồng) Tỷ lệ %
1 2 3
1 Thu nhập từ làm ruộng nước
(lúa và cây lương thực khác) 2,1 24
2 Thu nhập từ canh tác nương rẫy 3,4 40
3 Thu nhập từ khai thác LSNG 0,7 8
4 Chăn nuôi 1,2 14
5 Dịch vụ khác 0,5 6
6 Vườn/ cây ăn quả 0,7 8
Tổng 8,6 100
Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ nương rẫy mà có. Nguồn thu nhập này chiếm đến 40% thu nhập của người
dân xã Đôn Phong. Sau nguồn thu nhập từ nương rẫy là đến nguồn thu nhập
từ canh tác ruộng lúa nước xen với cây lương thực khác như đậu, ngô, khoai… Nguồn thu nhập này chiếm 24% thu nhập chính của người dân. Còn lại các nguồn thu nhập từ việc chăn nuôi, trồng cây ăn quả, từ vườn nhà và khai thác lâm sản ngoài gỗ từ rừng. Qua kết quả này chỉ rõ vai trò của các
hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã phần nào đem lại hiệu quả đối với người dân trong xã.