Một số ý kiến đề xuất về nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển r ừng của xãĐôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 101 - 105)

- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng

4.7.3. Một số ý kiến đề xuất về nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển r ừng của xãĐôn Phong

4.7.3.1. Quy hoạch về chủ sử dụng rừng

Qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận định với diện tích rừng tương đối lớn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Chủ sử dụng

rừng tại xã được giao cho các tổ chức cá nhân trong toàn xã. Diện tích rừng

phòng hộ được giao cho các tổ chức gồm Ban quản lý, doanh nghiệp Nhà

nước, Ủy ban nhân dân xã với tổng diện tích là 7483.4 ha. Rừng sản xuất

ngoài giao cho 3 tổ chức trên còn lại 2644.1 ha giao cho các hộ gia đình quản

lý và sử dụng. Qua nghiên cứu tác giả đề xuất để quy hoạch bảo vệ phát triển

rừng cho xã trước tiên cần quy hoạch rõ về chủ sử dụng rừng, về cơ bản các

diện tích đã có chủ nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa cao lý do xã có giao cho các hộ gia đình nhưng do điều kiện khó khăn về địa hình nên các diện tích

rừng ở xa khó quản lý đã được giao cho 3 tổ chức. Về phía hộ gia đình vẫn

chỉ khoanh nuôi bảo vệ là chính chưa có những động thái tác động để phát

triển diện tích rừng được giao, khi có chương trình triển khai trên diện tích đó

thì người dân có tham gia nhưng tham gia ở mức độ nào đó do chu kỳ kinh doanh lâu năm đối với cây lâm nghiệp. Để người dân tham gia một cách tự

nguyện cần có quy hoạch sử dụng đất cụ thể trong bản quy hoạch đó bao gồm

cả phân tích dự báo nhu cầu về thị trường, quy hoạch về hạ tầng nông thôn,

quy hoạch về phòng chống cháy rừng, quy hoạch về bãi chăn thả. Có thể sử

dụng bản quy hoạch sử dụng đất của xã làm căn cứ cho quy hoạch bảo vệ phát

Chính sách đất đai có vị trí ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử

dụng bền vững đất đai, tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,

điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, một chính sách đất đai không phù hợp sẽ là một tác động rất lớn phá vỡ đi những giá trị trên làm cho đất đai bị thoái hoá, tài nguyên rừng bị suy kiệt...

- Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên

quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

- Phân loại rừng và đất lâm nghiệp cần đồng bộ với quy hoạch sử

dụng đất, xác định rõ ranh giới lâm phận rừng sản xuất và phòng hộ cả

trên bản đồ và trên thực địa, xây dựng quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa quy

hoạch ngành lâm nghiệp với quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch các

ngành kinh tế khác.

- Sản xuất lâm nghiệp sinh lời thấp là một trong những trở ngại lớn nhất

trong quá trình phát triển lâm nghiệp. Việc sinh lời thấp là do các hoạt động

lâm nghiệp thường nằm ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất xấu

và ở nơi địa hình phức tạp nên suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng cao, chi phí

khai thác vận chuyển cao làm cho giá thành sản phẩm tăng, chu kỳ kinh

doanh kéo dài dễ gặp rủi ro...

- Các nội dung trong quy hoạch sử dụng đất còn mâu thuẫn và chồng

chéo, thiếu tính dự báo dài hạn nên nhiều bản quy hoạch phải liên tục bổ sung điều chỉnh gây mất ổn định trong chỉ đạo và quản lý, mâu thuẫn giữa một bên là cá nhân, hộ gia đình thiếu đất sản xuất với một bên là các tổ chức lâm

không có hiệu quả. Một số nơi do quy hoạch đất đai không ổn định, dân

chiếm đất tự do mà Nhà nước chưa giao cho các chủ quản lý cụ thể và họ đã sử dụng trong nhiều năm, nay do nhu cầu cần xây dựng vùng nguyên liệu gỗ

tập trung thì đất đã bị phân tán, việc thu hồi đất sử dụng trái phép gặp khó khăn làm cản trở tiến độ thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu.

- Tăng cường phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, phổ cập các

chính sách của Nhà nước liên quan đến rừng và nghề rừng, hướng dẫn về thị trường, chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp và kỹ thuật canh tác bền vững trên

đất dốc. Việc phổ biến kỹ thuật và công nghệ được thực hiện thông qua các

mô hình sản xuất hiệu quả cao và các mô hình quản lý rừng bền vững. Coi

trọng việc xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở và quan tâm nhiều hơn đến đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo.

- Tiếp tục rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm

nghiệp cho các hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu, tạo điều kiện gắn lao động

với đất đai, đảm bảo mỗi mảnh đất, khoảnh rừng đều có chủ quản lý sử dụng

cụ thể.

- Mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng, khuyến

khích tập trung đất đai hình thành các trang trại trồng rừng nguyên liệu.

- Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm

rõ và đơn giản hóa thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với rừng tự nhiên.

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lương thực,

nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống nhân dân trong xã.

- Khuyến khích các hộ nông dân phát triển các mô hình vườn rừng.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn

bản, các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp

về đất lâm nghiệp.

4.7.3.2. Quy hoạch về phòng chống cháy rừng

Trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ và dự báo phòng chống cháy rừng

là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trên địa bàn xã Đôn Phong chưa để xảy ra vụ cháy lớn nào, nhưng cháy rừng có tính chất nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra. Qua điều tra thực tế và theo báo cáo tổng kết công tác PCCR giai

đọan 2002 - 2006 của Ban lâm nghịêp xã Đôn Phong tại xã xảy ra các vụ

cháy rừng là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây.

- Trong những năm gần đây thời tiết trên địa bàn diễn biến phức tạp,

hạn hán thường xuyên xảy ra, vào mùa khô liên tiếp trong các tháng từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau không có mưa nên cháy rừng rất dễ xảy ra.

- Do áp lực của gia tăng dân số nên nhu cầu đất sản xuất nông lâm

nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn rất lớn, người dân thường xuyên vào rừng để đốt, phá rừng lấy đất sản xuất và khai thác, chế

biến, vận chuyển lâm sản trái phép, trong quá trình đó người dân thường đem

theo lửa vào rừng và gây cháy. Phần ranh giới của 2 thôn Nà Lồm và Vằng

Bó giáp với xã Lục Bình là hay xảy ra cháy, nguyên nhân do cháy từ xã Lục

Bình lan sang. Năm 2007 có một vụ cháy lớn xảy ra nên xã huy động các lực lượng trong xã đi dập lửa. Ngoài ra do xã không có quy hoạch khu chăn thả nên vào tháng 10 tháng 11 hàng năm người dân vẫn còn phong tục đốt cỏ danh để sang năm sau cỏ mọc trở lại để lấy chỗ chăn thả gia súc.

- Công tác tuyên truyền chưa tốt, mang nặng tính hình thức nên các quy

định của Nhà nước về PCCR chưa đến được với nhân dân trên địa bàn. Đề

xuất nên sử dụng loa phóng thanh tại các thôn hay xảy ra cháy rừng để tuyên truyền về công tác PCCR, bảo vệ rừng đặc biệt là ở các thôn Lủng Lầu, Nà Lồm, Vằng Bó, Bản Chiêng, Nà Váng và Nà Pán.

- Một nội dung rất quan trọng là do công tác quy hoạch phòng chống

cháy rừng còn hạn chế và chưa hợp lý ở những nội dung như biển báo cấm

lửa và bảng dự báo cấp cháy rừng còn thiếu và vị trí đặt các bảng, biển này

chưa phù hợp, đường băng, đường ranh cản lửa thi công chưa đủ diện tích và bất hợp lý, chưa xây dựng được hệ thống hồ đập phục vụ cho công tác PCCR.

Tác giả đề xuất làm đường ranh cản lửa ở diện tích rừng giáp ranhcủa 2 thôn

Nà Lồm và Vằng Bó giáp với xã Lục Bình.

4.7.4. Kiến nghị về trình tự và phương pháp quy hoạch bảo vệ và phát triểnrừng của xãĐôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 101 - 105)