II Đất nương rẫy không cố định 1.488,34 870 578
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 65,9 0,5 9,78 0,73 109,50 0,
2.1 Đất ở 10,2 15,47 17,06 18,39 31,25 28,54
2.2 Đất chuyên dùng 8,52 12,92 23,97 25,84 29,76 27,18
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,00 5,39 1,74 1,59
2.4 Đất có mặt nước chuyên dùng 47,20 71,60 46,75 50,39 46,75 42,69
3 NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1.488,34 11,66 938,34 7,35 142,56 1,12
1.1 Đất bằng chưa sử dụng 115,69 7,77 5,69 0,61 1,69 1,191.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.372,65 92,23 932,65 99,39 140,87 98,81 1.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.372,65 92,23 932,65 99,39 140,87 98,81
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020
Đất NN Đất phi NN Đất chưa SD Đất LN
Thông qua sơ đồ 4.2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng
lên sau kỳ quy hoạch. Đất phi nông nghiệp có thay đổi nhưng thay đổi không nhiều. Diện tích đất chưa sử dụng đã được chuyển đổi và sử dụng vào các mục đích khác nhằm tận dụng tối đa tài nguyên đất đai sẵn có tại địa phương. Đối với diện tích đất lâm nghiệp đã có thay đổi sau khi quy hoạch, diện tích có tăng nhưng không đáng kể, phần diện tích tăng lên chủ yếu là chuyển đổi
từ đất chưa sử dụng và đất canh tác nương rẫy không cố định sang. Để thực
hiện và triển khai việc sử dụng quỹ đất đúng mục đích và đúng với bản quy
hoạch sử dụng đất thì xã cần có một vài các hoạt động cụ thể như sau:
Diện tích sản xuất nông nghiệp trong những năm tới ít có những thay đổi, do điều kiện địa hình khả năng mở rộng diện tích lúa nước rất khó khăn
và tốn kém không hiệu quả vì vậy canh tác nông nghiệp tại địa phương cần theo hướng thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản
xuất nông nghiệp như đưa các giống cây trồng mới lúa lai, ngô lai, sắn cao
sản… có năng suất cao, phân bón, kỹ thuật canh tác vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Xây dựng các mô hình sản xuất tăng vụ như 2 vụ lúa + 1
vụ màu để nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập ổn định lương thực.
Những diện tích đất thuận lợi gần nhà, đất vườn tạp có diện tích đủ lớn
thì trồng các loài cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả gồm Vải, Cam,
Quýt, Hồng .. mà các mô hình trong xã đã đem lại hiệu quả cao.
Quản lý bảo vệ diện tích 10770,37ha rừng hiện có bằng cách Nhà nước
hỗ trợ kinh phí giao khoán bảo vệ rừng tới các hộ gia đình trong xã theo tinh thần Nghị định 163/CP. Để rừng có chủ thực sự qua đó nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, ngoài việc người dân được tận thu các sản phẩm phụ từ rừng được giao. Những diện tích cao, xa giáo khoán cho các đoàn thể trong xã quản lý như đoàn thanh niên, cộng đồng
đồng. Để bảo vệ được diện tích rừng nói trên, trong thời gian tới Nhà nước
giao toàn bộ diện tích 10770,37 ha rừng cho người dân. Với diện tích này thì mỗi hộ gia đình được giao bình quân khoảng 5,2 ha rừng, để người dân tham
gia vào công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có.
-Đối với rừng sản xuất.
+ Quản lý sử dụng hiệu quả 3534,5 ha rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng rừng phục hồi trạng thái IIa, IIb với
diện tích là 1018,1 ha.
+ Sử dụng hiệu quả diện tích rừng Tre, Nứa thông qua việc tăng cường
sự hiểu biết của người dân về bảo vệ nguồn lợi từ Măng tre, nứa đảm bảo tái
sinhổn định
-Đối với diện tích rừng phòng hộ
+ Quản lý bảo vệ tốt diện tích 7368.94 ha rừng tự nhiên hiện có.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như măng tre,
vầu và các loại cây thuốc cũng như Song mây hiện có trong rừng, tăng thu
nhập cho người dân quản lý bảo vệ rừng, giảm tác động tiêu cực đến diện tích
rừng phòng hộ hiện có.
+ Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng bằng các giải pháp lâm sinh, đặc biệt trên diện tích 1.982,8ha rừng phục hồi IIa, IIb hiện có.
Diện tích nương rẫy không cố định đang canh tác 549,54 ha cần phải
chuyển đổi sang trồng rừng phòng hộ là 159.5 ha và trồng rừng sản xuất là 390,04 ha cùng với việc quy hoạch diện tích nương rẫy cũ chưa có cây gỗ tái
sinh có diện tích là 513,6 ha, trong đó có 431,8 ha đã được quy hoạch cho
trồng rừng phòng hộ là 81,8 ha quy hoạch cho trồng rừng sản xuất.
Diện tích đất nương rẫy không cố định đã có cây gỗ tái sinh, nằm xa khu dân cư là 385,2 ha, trong đó diện tích nằm trên đất quy hoạch cho đất
106,5 ha. Đây là diện tích đất có khả năng tái sinh phục hồi bằng con đường
tái sinh tự nhiên, do vậy cần được giữ nguyên không tác động.
Qua kết quả của bản quy hoạch sử dụng đất của xã tác giả nhận thấy đây chỉ là quy hoạch về không gian của quá trình sử dụng đất của khu vực,
quy hoạch về diện tích và thay đổi cơ cấu của các loại đất đai mang tính định hướng trong tương lai. Quá trình sử dụng đất của xã chưa chú ý đến tính hiệu
quả của các loại đất, chỉ quan tâm đến thay đổi về diện tích mà chưa làm thay đổi vấn đề cốt lõi của vấn đề là diện tích đất lâm nghiệp lớn như vậy cần sử
dụng nó như thế nào để đem lại thu nhập bền vững cho người dân trong tương
lai. Trong quá trình quy hoạch cần kết hợp các yếu tố về hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) với các chính sách của Nhà nước của tỉnh và điều kiện tự
nhiên của xã thì mới đem lại hiệu quả tổng hợp của đất đai.
4.3. Rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ
4.3.1.Cơ sở, kết quả rà soát phân loại 3loại rừng của xãĐôn Phong
Xã Đôn Phong nằm ở phía Tây của huyện Bạch Thông, cách Thị xã Bắc Kạn 15 km. Có tổng diện tích lâm nghiệp là 12.143,1ha
Thực hiện chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên phạm vi toàn quốc và công văn số
334/BNN-LN ngày 15 tháng 02 năm2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn gửi UBND các tỉnh về kế hoạch rà soát 3 loại rừng, ngay từ cuối tháng 03 năm 2006 UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương thực hiện việc rà soát, quy hoạch ba
loại rừng, xác định rõ quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tượng,
chủng loại rừng theo đúng các tiêu chí của phân cấp rừng phòng hộ của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành (Quyết định 61/2005/QĐ-
được tuân thủ theo bản hướng dẫn kỹ thuật rà soát, quy hoạch 3 loại rừng ban hành kèm theo văn bản số 162/LN-ĐTCB ngày 17 tháng 02 năm 2006
của Cục lâm nghiệp. Cụ thể quá trình rà soát tại xã Đôn Phong tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Cục lâm nghiêp [8]được tác giả tóm tắt trình bày cụ thể
trong bảng 4.5
Bảng 4.5: Trình tự các bước tiến hành rà soát quy hoạch 3 loại rừng
Trình tự, phương pháp rà soát, quy hoạch ba loại rừng
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ đầu nguồn Rừng sản xuất