- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng
4.4. Phân tích nhu cầu thị trường
Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển
biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và đảm bảo an ninh lương thực
tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ nông lâm thủy sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản xuất thêm nhiều hàng hóa, tạo thêm việc làm cho nhân dân. Tốc độ tăng trưởng GDP của
toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005 đạt bình quân 5,89%/năm, là
mức khá cao trong vùng núi phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh giảm từ 58,24% năm xuống còn41,96% vào năm 2005.
Bảng 4.12: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2006 2007 Tăng trưởng
2001-2005 (%)
Tổng giá trị SX Tỷ đồng 382,274 509,320 532,741 626,096 5,91
Nông nghiệp Tỷ đồng 280,859 409,197 423,374 501,173 7,81
Lâm nghiệp Tỷ đồng 99,031 96,509 104,937 119,503 -0,51
Thủy sản Tỷ đồng 2,384 3,614 4,43 5,420 8,67
(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn năm 2007)
Đến hết năm 2007 Bắc Kạn có 388.049 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất
có rừng là 263.503,1 ha (rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5
ha) và đất chưa có rừng là 124.545,1 ha. Nếu như năm 1997 diện tích rừng tự
nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 95% thì đến năm 2007 diện tích rừng tự nhiên còn 85%, trong diện tích rừng tự nhiên, rừng giầu và rừng trung bình chỉ
chiếm khoảng 9%, diện tích rừng phục hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50%
và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%. Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống
nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của Bắc Kạn chiếm khoảng 64%, diện tích
Với những thế mạnh và lợi thế về tài nguyên của tỉnh. Bắc Kạn có
những quan điểm và định hướng phát triển. Phát triển lâm nghiệp là quá trình phát triển phòng hộ thông qua sản xuất nghĩa là sản xuất phải đảm bảo chức năng phòng hộ, sản xuất phải đáp ứng yêu cầu phòng hộ. Phát triển lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là quá trình khép kín xuất phát từ nhu cầu
thị trường, từ quá trình tạo rừng, khai thác gắn chế biến và thương mại.
Mục tiêu phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2020 là sớm đưa ngành lâm nghiệp Bắc Kạn trở thành một ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nghề rừng trên
cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, tích cực tìm đầu ra cho lâm
sản, xây dựng các cụm công nghiệp chế biến lâm sản, lâm sản ngoài gỗ. Hàng
năm thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự án tỉnh đã tiến hành trồng
một số loài cây, trong đó có một số cây Lâm sản ngoài gỗ như: Trúc, Hồi,
Quế,... Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, một số loài cây đã được thu
hoạch sản phẩm. Việc khai thác và tiêu thụ thực hiện theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Chế biến một số
mặt hàng: Giấy đế, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu tre, đũa sơ chế, cần câu trúc ...
Thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp thị trường lâm sản tại tỉnh
cũng có nhiều biến động, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ, hiện nay tại địa bàn tỉnh nhiều cơ sở sản xuất lâm sản đặc biệtlà lâm sản ngoài gỗ được thành lập
và hoạt động rất hiệu quả.
Trước sự phát triển mạnh của ngành lâm nghiệp tại tỉnh ngay từ đầu năm
2008 Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã có những chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ tới
từng địa phương nhằm đạt được những mục tiêu, kế hoạch...cho sự phát triển
Trong báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Kạn vào tháng 1/2008 đã cho biết
rõ về tình hình sản xuất lâm nghiệp được thể hiện rõ trong phụ biểu4.
Bảng 4.13: Các cơ sở chế biến LSNG đang hoạt động trong tỉnh Bắc Kạn
TT Tên xí nghiệp, HTX hay DN tư nhân
Năm thành
lập
Mặt hàng LSNG
được chế biến Công suất (tấn)
1 2 3 4
1 Lâm trường Bạch
Thông
1957 Chiếu trúc, đũa - Vầu nứa: 295 tấn
- Nứa cây: 12.000
cây
2 Lâm trường Chợ Mới 1967 Đũa - Vầu: 962 tấn
3 Lâm trường Ba Bể 1971 Bàn, ghế,nhà trúc - Nhựa thông:100 tấn
- Trúc: 95.000cây 4 Lâm trường Ngân Sơn 1971 Nhựa thông - 100 tấn
5 Xí nghiệp chế biến lâm
sản Chợ Đồn 1957 Chiếu trúc, đồ thủ công mỹ nghệ - Vầu: 1.179 tấn - Nứa: 1.115 tấn 6 Công ty Cổ phần lâm sản 1959 Chế biến Song mây xuất khẩu,
giấy đế, đũa xuất
khẩu - Giấy đế: 980 tấn - Đũa: 116 tấn - Trúc các loại: 441 SP 7 Các cơ sở chế biến LSNG huyện Chợ Đồn
Đũa vầu - Vầu đũa: 85tấn
8 Các cơ sở chế biến
LSNG huyện Bạch
Thông
Đũa vầu - Vầu đũa: 150 tấn
9 Các cơ sở chế biến
LSNG huyện Chợ Mới
Đũa vầu - Vầu đũa: 300 tấn
10 Các cơ sở chế biến
LSNG Thị xã Bắc Kạn
Đũa vầu - Vầu đũa: 33,83 tấn
Bảng 4.14: Sản xuất và thị trường lâm sản ngoài gỗ trong tỉnh năm 2007
TT Tên mặt hàng LSNG
Tổng sản
lượng (tấn) Giá thu mua Số lượng tiêu thụ trong nước
1 2 3 4
1 Vầu giấy 2.436 270đ/kg 2.436
2 Nứa 1.175 320đ/kg 1.175
3 Trúc cần câu (cây) 95.000 1.050đ/cây 95.000
4 Nhựa thông 200 5.500đ/kg 200 5 Vầu đũa 684,83 1.500đ/kg 684,83 6 Giấy đế 980 4.500.000đ/tấn 980 7 Trúc các loại (Sản phẩm) 441 1.700đ/đoạn 441 8 Nhà Trúc 20 3,8 triệu/1 nhà 20 9 Trần trúc (m2) 5.000 68.000đ/m2 5.000 10 Bàn ghế trúc 300 bộ 350.000đ/bộ 300 bộ
(Nguồn:Báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Kạn năm 2008)
Từ các kết quả trên cho thấy nhu cầu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm
lâm sản và lâm sản ngoài gỗ trong thời gian tới là rất lớn, có nhiều tiềm năng,
cụ thể ở đây là các nguyên liệu làm giấy, các sản phẩm làm từ tre trúc vì thế trên địa bàn xã Đôn Phong có thể đẩy mạnh việc phát triển rừng sản xuất để
tạo ra nhiều hàng hóa góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.