Những ý kiến về mục tiêu và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát tri ển rừng của xãĐôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 98 - 101)

- Xây dựng bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng

4.7.2. Những ý kiến về mục tiêu và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát tri ển rừng của xãĐôn Phong

Mục tiêu phát triển rừng của xãĐôn Phong

- Điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả quá trình quản lý, sử dụng rừng và đất

rừng tại địa phương.

- Khai thác triệt để quỹ đất lâm nghiệp, giải quyết công ăn việc làm trên

địa bàn, tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Ngành lâm nghiệp sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của xã

Đôn Phong theo hướng xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt

diện tích rừng hiện có; tổ chức, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững,

làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần quan

trọng vào việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Một vài định hướng về phát triển nông lâm nghiệp tại xã Đôn Phong

- Trên cơ sở số liệu rà soát 3 loại rừng, tiến hành bảo vệ và phát triển

nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên hiện có bằng các giải pháp kỹ

thuật, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm động viên đông đảo các tầng lớp

xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng suy thoái rừng.

- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của các thảm

thực vật rừng trên đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng phòng hộ. Đối với

rừng sản xuất có thể trồng rừng thay thế trên đất trống trảng cỏ và đất trống

cây bụi thiếu tái sinh nếu có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật.

- Sử dụng đất trống đồi núi trọc phải gắn liền với công tác giao đất giao

rừng cho nhân dân ổn định lâu dài, nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập,

từng bước nâng cao đời sống cho người dân trên cơ sở phát triển bền vững,

cân bằng sinh thái.

- Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ đầu nguồn các con

sông, suối, hồ nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong xã và ổn định diện tích đất canh

tác nông nghiệp.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú

trọng công tác giống và cải tạo giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu

phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy. Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ

- Từng bước cải thiện chất lượng rừng bằng các biện pháp thâm canh

rừng nhằm tăng sản lượng rừng, vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu phòng hộ.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với xóa đói giảm nghèo. Gắn

phát triển lâm nghiệp với việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc

phòng trong vùng, vùngđồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Phát triển lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các ngành dịch vụ, du

lịch sinh thái nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chung của tỉnh.

- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là

khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Cơ bản chuyển hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay theo hướng xã hội

hoá nghề rừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong

quá trình bảo vệ và phát triển rừng; rừng phải có chủ.

- Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường

sinh thái; trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ

rừng, tạo ra sảnphẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động.

Với mục tiêu cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010

và định hướng đến 2020 là tăng diện tích đất lâm nghiệp từ 10.770,37 ha trước thời điểm quy hoạch đến năm 2020 là 11.152,67 ha tức là tăng thêm gần

1000 ha cụ thể ở các lô khoảnh 364, 371, 381, 282, 383. Theo tác giả có thể

diện tích này để đáp ứng được mục tiêu chung của tỉnh và mục tiêu cụ thể của

xã, sử dụng được tối đa diện tích rừng sẵn có tại địa phương đem lại hiệu quả

tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường.

4.7.3. Một số ý kiến đề xuất về nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triểnrng của xãĐôn Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 98 - 101)