Những văn bản địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 53 - 56)

3. Kiểu sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất Yêu cầu của kiểu sử dụng đất Phương án sử

4.1.2. Những văn bản địa phương

Hiện nay tất cả các xã thuộc huyện Bạch Thông đã hoàn thành việc QHSD đất đến năm 2010. Tuy nhiên vấn đề liên quan đến ngành lâm nghiệp

mà cụ thể ở đây là việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng vẫn chưa hoặc rất ít được quan tâm đến.

Hướng dẫn 94/ĐC-KL ngày 16/08/1999 của sở địa chính và chi cục

kiểm lâm về giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lâm nghiệp theo nghị định 02/CP.

Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND ngày 21/05/2007 của UBND tỉnh

Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bắc

Kạn, tại điều 1 có ghi “Phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh

Bắc Kạn”;

Quyết định số 984/QĐ-UBND huyện Bạch Thông ngày 22/9/2006 về

việc phê duyệt bản đồ quy hoạch sơ bộ 03 loại rừng xã Đôn Phong với tổng

diện tích rừng 11.715,74 chi tiết (diện tích rừng sản xuất: 2.555,63 ha, diện

tích rừngphòng hộ: 9.160,11 ha);

Quyết định số 985 /QĐ-UB ngày 11/05/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn

về việc phê duyệt quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2015, tầm

nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 10/5/2006 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc phê duyệt dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 96 xã thuộc

tỉnh Bắc Kạn năm 2006;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Bạch Thông lần thứ XIX (nhiệm kỳ

2005 - 2010);

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 huyện Bạch

Thông;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Thông tỉnh

BắcKạn;

- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã Đôn Phong khóa XII tại đại hội Đảng bộ xã khóa XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010;

- Kết quả kiểm kê đất đai của xã Đôn Phong;

- Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Đông Phong đến năm 2010 định hướng đế năm 2020;

Ngoài các chính sách và văn bản nêu trên để các chính sách đó thực sự đi vào cuộc sống của người dân trong xã thì sự tham của người dân đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình thực hiện và triển khai các chính sách đó. Trong quá trình điều tra tại hiện trường tác giả nhận định sự tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch sử dụng đất đóng góp một phần không nhỏ

vào quá trình xây dựng và lập kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Người

dân giữ một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có trong cộng đồng đạt hiệu quả cao trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.

Tóm lại những chính sách trên có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác QHSD đất mà đặc biệt là đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ. Các yếu tố,

pháp luật thể chế hóa vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của cấp xã đối

với Nhà nước, với xã hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế

một số tác động làm phương hại và làm suy giảm tài nguyên, sinh vật rừng, đa

dạng sinh học, hạn chế sự tác động tiêu cực làm mất cân bằng sinh thái, ô

nhiễm môi trườngdo tình trạng mất rừng gây ra.

Các quyết định, chính sách của tỉnh Bắc Kạn và huyện Bạch Thông là

khá đầy đủ tuy nhiên thực tế cho thấy chưa có chính sách, quyết định nào quy

định, hướng dẫn một cách cụ thể, làm cơ sở pháp lý cho cấp xã chủ động tiến

hành quy hoạch bảo vệ phát triển rừng trên địa phương của mình. Hoặc nếu

chưa được thực hiện, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình quản lý, bảo

vệ, phát triển rừng thực tế tại địa phương. Công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh

nghiệm trong việc thực thi các quyết định, chính sách chưa triệt để, hoặc phổ

biến tới địa phương chưa rõ ràng nênđạt hiệu quả thấp khi đưa các chính sách đó vào các hoạt động trên lĩnh vực quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương nên có ngay các

quyết định, chủ trương, chính sách làm cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch,

bảo vệ, phát triển rừng cấp xã tại địa phương để chính quyền cấp xã có các

căn cứ pháp lý tiến hành xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)