Những văn bản Nhà nước có liên quan đến Quy hoạch Bảo vệ và phát tri ển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 44 - 53)

3. Kiểu sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất Yêu cầu của kiểu sử dụng đất Phương án sử

4.1.1. Những văn bản Nhà nước có liên quan đến Quy hoạch Bảo vệ và phát tri ển rừng

Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 nêu rõ UBND xã,

phường, thị trấn cótrách nhiệm “Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật,

chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong

phạm vi địa phương mình, chỉ đạo các thôn, bản và các đơn vị tương đương

xây dựng và thực hiện quy ước Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp

với quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ

rừng, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy

rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn, có kế hoạch trình UBND cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp kết hợp, theo quy

hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng đó được Nhà nước phê duyệt”, tại điều 38 của

Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định: “UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước

về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình; chỉ đạo

các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ

và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; phối hợp

với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng

bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ

rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn; tổ chức quản lý,

bảo vệ rừng và có kế hoạch trình UBND cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối

với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê, hướng dẫn người dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất

lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính

sách, chế độ về quản lý và bảo vệ rừng đối với các tổ chức, HGĐ, cá nhân,

cộng đồng dân cư trên trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật”[19]

Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật

bảo vệ phát triển rừng tại điều 6 nêu rõ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực

hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ phát triển rừng trong phạm vi cấp xã, lập

quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, thực hiện việc phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa…[45]

Ngày 21/12/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 245/1998/QĐ- TTg về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và

đất lâm nghiệp [39]. Trong quyết định này ghi rõ 8 nội dung quản lý Nhà

nước của UBND cấp xã về rừng và đất lâm nghiệp, một trongnhững nội dung

quan trọng là “Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế

hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và giao đất lâm nghiệp trình HĐND xã thông qua trước

khi trình UBND cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao cho các tổ

chức, HGĐ và cá nhân theo chỉ đạo của UBND huyện, xác định ranh giới

rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa”.

Nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc giao đất

15/11/1994 đề cập đến vai trò của cấp xã trong việc xác định quỹ đất lâm

nghiệp của địa phương và khẳng định giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã phải

dựa trên QHSD đất lâm nghiệp của xã [37].

- Nghị định 163/1999//NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” ra ngày 16/11/1999 [40].

- Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CPcác chính sách này khẳng định: * Trên địa bàn xã phải quy hoạch 3 loại đất, 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa, xây dựng phương án cho từng đối tượng đất, đối tượng rừng và lập

kế hoạch sử dụng cho từng đối tượng.

* Tiến hành GĐGR cho từng nhóm hộ và HGĐ trực tiếp lao động

nông, lâm nghiệp được UBND xã xác nhận.

* Giao đất lâm nghiệp trên địa bàn phải dựa trên QHSD đất của xã. - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI tại kỳ

họp thứ 4, ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã thông qua luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan

trọng nhất để Nhà nước thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả”. Trong giai đoạn hiện

nay, nội dung QHSD đất không đơn thuần chỉ là hoạch định các loại đất để

phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng vùng, của cả nước, bên cạnh vấn đề này, QHSD đất phải giải quyết một cách đồng bộ những yêu cầu về môi trường, về giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo đúng với mục tiêu của kỳ

quy hoạch đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện

trạng sử dụng đất [18].

Điều 24 luật đất đai năm 2003 quy định kỳ QHSD đất cấp xã là 10 năm và được lập chi tiết gắn với lô đất; trong quá trình quy hoạch phải lấy ý kiến

gọi là bản đồ QHSD đất chi tiết. Trách nhiệm của UBND xã là quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương.

Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành bản quy định về

tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, văn bản này quy định về tiêu chí phân cấp

rừng phòng hộ, áp dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất lâm nghiệp gồm: đất của rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng, đất không có

rừng và thảm thực vật được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp[4]

Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn ngày 12/10/2005 về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng. Văn bản này quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng

(không bao gồm các Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học), áp ụng

trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất lâm nghiệp gồm: Đất có rừng (rừng tự

nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.[5]

Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 về hướng dẫn lập quy hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Tại phần II của

Thông tư quy định rõ trình tự và nội dung và phương pháp quy hoạch bảo vệ

phát triển rừng cấp xã nêu rõ UBND xã tổ chức việc và chỉ đạo việc lập kế

hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Việc xây dựng kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng bao gồm (tổng hợp hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp,

tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước…..). Nội dung

gồm thống kê hiện trạng rừng, xác định chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ phát triển

rừng trong kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm cho từng loại rừng, xác định các

giải pháp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng….[6]

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, tại điều 9 của quyết

định nêu rõ “UBND cấp xã có trách nhiệm trình UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cho địa phương”. [41]

Nghi định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tại điều 3 có ghi “Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ

rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc

xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh,

đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm

khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật. Cá

nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,

bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy

định tại Nghị định này...”[43]

Điều 28 và điều 29 trong luật đất đai 2003 khẳng định vai trò của cấp

xã trong việc quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương như sau: “UBND xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi trái với quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đãđược công bố”[18]

Theo điều 118 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [15] cấp xã là cấp hành chính thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở

có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Theo luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), chính quyền cấp xã là cấp cơ sở gồm HĐND xã do nhân dân bầu và UBND xã do HĐND bầu, có chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi xã.

Như vậy dưới góc độ quản lý Nhà nước, xã là cấp có chức năng hành pháp và quản lý Nhà nước về đất đai, sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp quản

Do vị trí đặc thù của xã so với các cấp hành chính cao hơn, trong luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bá Ngãi đã nêu: Trong quy hoạch phát triển

lâm nông nghiệp cấp xã có 3 chức năng cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Thể hiện định hướng và chiến lược phát triển của Đảng và

Nhà nước thông qua việc coi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp trên là những căn cứ cho quy hoạch

phát triển quy hoạch lâm nông nghiệp cấp xã;

Thứ hai: Phát huy quyền dân chủ của người dân địa phương thông qua

sự tham gia của họ vào quá trình quy hoạch và đáp ứng nhucầu, nguyện vọng

của cộng đồng.

Thứ ba: Là công cụ quản lý quá trình tổ chức sản xuất lâm nông nghiệp

cấp xã.

Chức năng thứ nhất và thứ hai thể hiện vị trí của quy hoạch phát triển

lâm nông nghiệp xã được coi là địa điểm mà ở đó kết hợp hài hòa giữa quy

hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô, giữa định hướng phát triển và nhu cầu,

nguyện vọng của nhân dân, giữa lãnh đạo và quyền làm chủ, nguyên tắc tập

trung dân chủ trong sản xuất được thể hiện một cách đầy đủ. Như vậy quyền

lãnh đạo và quyền dân chủ trong sản xuất được xác lập ngay trong quá trình quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Chức năng thứ ba xác định

một trong những quyền quản lý Nhà nước cơ bản của cấp xã đối với sản xuất

lâm nông nghiệp.

Trong giáo trình Quy hoạch sử dụng đất của Trần Hữu Viên [63] có đề

cập đến chức năng của cấp xã trong công tác QHSD đất như sau: “Giải quyết

các tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sửdụng đất, quy hoạch xác định

ranh giới các thôn bản, các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã. Phản ánh các cân đối trong việc phân bổ đất đai để các ngành sử dụng đất xây dựng

hưởng lẫn nhau, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, có hiệu quả cao nhất

mọi tài nguyên đất đai cả trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Giúp chính

phủ và UBND các cấp thực hiện việc thống nhất quản lý đối với đất đai, trước

hết và trực tiếp là UBND cấp xã. QHSD đất cấp xã chi tiết tới từng đơn vị sử

dụng làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, tại điều 1 có ghi:

“1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các

thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của

pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu

nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái.

3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư và hưởng lợi

trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ

trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời là

để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi

nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.

4. Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ

sản phẩm lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững. 5. Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất ở các

xã đặc biệt khó khăn, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở các xã

này. Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Trung Bộ...”

Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg, tại điều 3 có nêu:

*Về quản lý, bảo vệ rừng:

- Đối với rừng đặc dụng: những diện tích được quy định bảo vệ nghiêm ngặt nhưng từ lâu đã có dân sinh sống cần di chuyển dân ra khỏi diện tích bảo

vệ nghiêm ngặt, trường hợp không có điều kiện di chuyển dân ra thì phải có phương án và đầu tư cụ thể nhằm ổn định đời sống của dân không để phá

rừng. Trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt chỉ giao khoán cho dân những nơi chưa có đủ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Nhà nước;

- Đối với rừng phòng hộ: tăng cường các biện pháp để bảo vệ bằng được

vốn rừng tự nhiên hiện có. Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị

kinh tế, lâm sản dưới tán rừng trong các khu rừng phòng hộ để người dân có

thể được hưởng lợi trong khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Giảm dần diện tích

khoán bảo vệ rừng; các Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện khoán bảo vệ

cho dân ở những nơi khó khăn, có nguy cơ bị đe dọa cao mà chưa có khả năng hưởng lợi từ rừng. Khu vực biên giới xa dân, rừng có nguy cơ bị xâm

hại cao có thể giao hoặc khoán bảo vệ cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Công an. Tập trung đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng dân cư, các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã đôn phong huyện bạch thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)