Kết quả hoạt động kinh doanh của Kienlongbank từ 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 44 - 48)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động chủ yếu của Kienlongbank 2014 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Tổng tài sản 23.104 25.322 30.451 37.327

Dƣ nợ tín dụng 13.526 16.218 19.766 24.686

Huy động vốn 16.571 20.080 26.367 33.152

Lợi nhuận trƣớc thuế 233.71 211.66 151.63 252.19

Tỷ lệ nợ xấu 1,95% 1,13% 1,06% 0,84%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Kienlongbank )

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động chủ yếu của Kienlongbank 2014 – 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên Kienlongbank )

Nhìn chung, xét về quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng và huy động vốn, có thể thấy, Kienlongbank có sự tăng tưởng khá đều trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng trung bình của Tổng tài sản đạt khoảng 20%/năm, tín dụng đạt mức độ tăng trưởng khoảng 22%/năm và huy động vốn khoảng 26%/năm. Hầu hết các chỉ

tiêu đầu có xu hướng tăng trưởng đều từ năm 2014 đến 2017, tuy không có sự đột biến trong các chỉ tiêu nhưng đây cũng là một sự ghi nhận đáng khích lệ ngân hàng trong giai đoạn cạnh khóc liệt giữa các ngân hàng trong khi Kienlongbank là ngân hàng khá nhỏ với tiềm lực không mạnh so với các tổ chức tín dụng khác.

Từ năm 2016, Tổng tài sản của Kienlongbank đạt mức tăng trưởng khá nhanh, đạt 30.451 tỷ đồng, tăng 20,26% so với năm 2015 và tăng trưởng khá cao vào năm 2017 (đạt 37.327 tỷ đồng). Kienlongbank đã đẩy mạnh vào mở rộng địa bàn hoạt động vào khu vực Đông Nam Bộ và Miền Trung bằng việc mở thêm 26 chi nhánh, phòng giao dịch, trong khi quãng thời gian 4 năm từ 2014 đến 2017, số lượng CN, PGD tăng lên mức 117 trên cả nước tính đến cuối năm 2017, đây là gia đoạn mà ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động nhiều nhất từ trước đến nay của ngân hàng. Khi mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuận lợi hơn và giúp cho dư nợ tín dụng khách hàng tăng cao hơn so với những năm trước đây.

Biểu đồ 2.2. Dƣ nợ tín dụng Kienlongbank 2014 – 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên Kienlongbank )

Tính đến 31/12/2017, dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng đạt 24.686 tỷ đồng, tăng 4.920 tỷ so với năm 2016, tương ứng tăng 24,89% và trong hạn mức tăng trưởng cho phép của Ngân hàng nhà nước (25%). Về mặt cấp tín dụng, có thể thấy, mức độ tăng trưởng của Kienlongbank khá đều và đạt ở mức cao trong những

năm qua, bởi Ngân hàng luôn thực hiện định hướng tập trung tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến 31/12/2017, dư nợ cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên chiếm tỷ trọng 32,68%/Tổng dư nợ, tăng 24,62% so với năm 2016.

Bên cạnh hoạt động cho vay thì huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để làm nền tảng cho mọi hoạt động khác tăng trưởng và mang lại hiệu quả cho tất cả các TCTD nói chung và Kienlongbank nói riêng.

Biểu đồ 2.3. Huy động vốn Kienlongbank 2014 – 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên Kienlongbank )

Những năm qua, Kienlongbank luôn chú trọng các giải pháp đẩy mạnh huy động, triển khai các chương trình khuyến mãi, kết hợp các chương trình chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các chương trình gửi tiết kiệm nhận quà ngay và quay số trúng thưởng vào cuối chương trình đã được sự hưởng ứng tham gia rất đông đảo từ phía khách hàng. Do đó, đạt được những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng binh quân khoảng 26%/năm. Tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 33.152 tỷ đồng, tăng 6.785 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,73%so với năm 2016, trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng trên 80%.

Tuy quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng và huy động có tăng trưởng cao qua các năm, nhưng lợi nhuận trước thuế lại có sự biếng động mạnh, đặc biệt vào năm 2016, đây được xem là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Như đã phân tích ở trên, năm 2016 Kienlongbank có sự đầu tư mạnh về mạng lưới hoạt động, điều này khiến cho chi phí hoạt động tăng cao vào năm 2016, đạt 681.680 tỷ đồng, tăng 109,757 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,19% so với năm 2015. Bên cạnh đó, thị trường chiến lược tại Miền tây của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các công ty tài chính mở rộng thị trường, một lượng khách hàng rất lớn của Kiên Long là các hộ nông dân, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do thiên tai và dịch bệnh Kienlongbank phải giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, khiến cho thu nhập lãi thuần giảm 4,5% so với năm trước đó, tương ứng giảm 36.623 tỷ đồng và cùng với những nguyên nhân khách quan như: nền kinh tế diễn biến phức tạp, tình hình kinh doanh khó khăn dẫn đến một số khách hàng thanh toán các khoản nợ chậm so với hạn định, khiến trích lập dự phòng tăng cao (tăng 26.370 so với năm 2015) ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Kienlongbank. Tuy nhiên, đến năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt mức khá ấn tượng, đạt 252.194 tỷ đồng, tăng 100.558 tỷ đồng tương ứng tăng 66,32% so với 2017, điều đó cho thấy kết quả kinh doanh của Kienlongbank ngày càng khả quan hơn, các Chi nhánh, phòng giao dịch mới đã đi vào hoạt động khá tốt, bù đắp dần chi phí cho năm đầu hoạt động. Tuy mức lợi nhuận của Kienlongbank còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại khác nhưng với mức quy mô nhỏ và chiến lược hoạt động của ngân hàng thì đây cũng là mức lợi nhuận đáng khích lệ cho cả tập thể ngân hàng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường tài chính hiện nay.

Kienlongbank luôn khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức kế hoạch nhỏ hơn 2,5%. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu luôn đạt ở mức nhỏ hơn kế hoạch và giảm dần qua các năm. Bên cạnh đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, Kienlongbank cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng hơn, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức thấp, đạt 0,84%/tổng dư nợ, giảm 0,22% so với năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)