8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.3.1 Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ban hành thông tư hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị, xác định rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp, cụ thể như cho vay trước thu hoạch thì không nhất thiết ngân hàng phải đưa vốn trực tiếp cho người nông dân mà có thể
thông qua doanh nghiệp ứng trước vật tư, hàng hóa đầu vào và sẽ khấu trừ khi thu mua sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia chuỗi giá trị được vay vốn với những ưu đãi như được vay tín chấp khi có hợp đồng liên kết.
NHNN cần áp dụng chính sách linh động mức lãi vay, ấn định lãi suất ở mức thấp hơn thị trường trong suốt thời hạn vay chứ không chỉ trong giai đoạn đầu; thời hạn vay nên kéo dài đến 7 năm thay vì 5 năm như hiện nay; mức cho vay tối đa đối với giá tài sản thế chấp là vườn cây tái canh… để tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Hộ nông dân có nhu cầu vốn tái canh từ 50 triệu đồng trở xuống, nếu chứng minh có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đủ điều kiện trả nợ gốc, lãi vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả, có thể cho vay tín chấp…
Ban hành những qui định về ưu đãi đối với các NHTM tham gia cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia như: thông qua dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn, qui định hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu; Xây dựng chính sách khuyến khích mở chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng tại khu vực nông thôn (đặc biệt vùng sâu, vùng xa) theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn so với khu vực đô thị.