Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 84 - 85)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.1.1.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của tỉnh Bến Tre

Hiện nay, Bến Tre xác định 8 sản phẩm chủ lực: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm sẽ được sản xuất theo chuỗi giá nhằm tăng lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2016 – 2020. Việc sản xuất 8 sản phẩm trên được thực hiện theo các mô hình sản xuất an toàn, được chứng nhận GAP, đã hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, quy mô nhỏ, mang tính thời vụ;

đầu vào và đầu ra còn nhiều khâu trung gian; chưa phát huy hiệu quả vai trò từng tác nhân trong chuỗi giá trị, còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất nên năng suất và hiệu quả chưa cao; cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý chưa đáp ứng yêu cầu….Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025”, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới. Chuỗi giá trị thực hiện theo hướng ổn định và bền vững với 8 sản phẩn chủ lực: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm. Được phân kỳ thực hiện qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 2016 – 2018: sẽ hoàn thành xây dựng thương hiệu và hoàn thiện chuỗi, hình thành hoạt động ít nhất một hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu cho mỗi nông sản tham gia chuỗi giá trị; riêng đối với sản phẩm dừa, xây dựng thương hiệu “sản phẩm mạnh” và hình thành hoạt động ít nhất hai hợp tác xã.

- Giai đoạn 2019 – 2020: Hình thành ít nhất 01 hợp tác xã kiểu mới/sản phẩm/năm. Lựa chọn 02 trong số 08 chuỗi sản phẩm nông nghiệp đã hoàn thiện, nâng cấp thành sản phẩm mạnh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc của cả nước và từng bước tham gia vào tiến trình hội nhập của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn cầu.

- Giai đoạn 2021 – 2025: tiếp tục phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp đã hình thành; đồng thời xây dựng, hoàn thiện một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)