8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.4.2.2. Hạn chế từ khách hàng
- Nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên vốn đối ứng tham gia còn thấp hoặc tài sản không đủ đảm bảo gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng
- Yếu kém trong năng lực quản lý, điều hành
- Tính liên kết trong chuỗi giá trị nông nghiệp còn lỏng lẻo: Tại Agribank Bến Tre chỉ có 1 dự án là chuỗi liên kết đầu tư nuôi tôm biển phát sinh dư nợ, nguyên nhân không phải vì các Agribank Bến Tre thiếu vốn mà có lẽ nguyên nhân chủ yếu là do tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất còn lỏng lẻo, tính tuân thủ các cam kết trong hợp đồng còn yếu, quy trình sản xuất chất lượng chưa được tuân thủ chặt chẽ cũng khiến việc phát triển cho vay theo chuỗi giá trị nông sản chưa được như kỳ vọng.
- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ, từ đó đẩy giá thành sản xuất lên cao, gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ
- Công nghệ, kỹ thuật còn thấp chưa áp dụng công nghệ tiên tiến vào trồng trọt chăn nuôi, đặc biệt là công nghệ 4.0. Mặc dầu nhiều khâu có tỷ lệ cơ giới hóa cao, song trình độ trang bị còn rất lạc hậu, thể hiện hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún. Một số sáng chế, sáng kiến, cải tiến máy móc của nông dân được đánh giá cao, song chỉ sản xuất được ở quy mô nhỏ lẻ, đơn chiếc, chắp vá và thiếu tính tiêu chuẩn, nên giá thành cao, hoạt động không ổn định và không thể trở thành sản phẩm hàng hóa
- Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng chưa cao 2.4.2.3. Hạn chế khác
- Mặc dù Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tuy nhiên chưa có một chính sách riêng về cho vay theo chuỗi giá trị, việc hỗ trợ vay vốn đối với chuỗi giá trị nông nghiệp được qui định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP chỉ mới dừng lại ở việc cho vay không có tài sản đảm bảo và hỗ trợ xử lý rủi ro mà chưa hỗ trợ những yêu cầu cấp thiết trong tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm của chuỗi.
- Chưa hình thành được vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Song song đó việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân vẫn chưa hài hòa dẫn đến không hình thành được mối liên kết.
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường còn lỏng lẻo, chưa có những biện pháp chế tài, hình thức xử lý vi phạm để người dân nâng cao ý thức giữ gìn tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường, không khai thác, đánh bắt một cách vô tội vạ
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân từ ngân hàng
Chất lượng nhân sự
- Năng lực quản trị điều hành: Agribank quản lý theo cơ chế cũ, tất cả quyền quyết tập trung về một đầu mối là Chi nhánh Hội sở. Mặt tích cực là cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ, mặt hạn chế là gây quá tải cho Hội sở khi các quyền quyết định không nằm trong quyền phán quyết của các giám đốc chi nhánh loại 2
- Năng lực của cán bộ tín dụng: đây là những cán bộ kỳ cựu, đồng hành với Agribank Bến Tre từ lúc còn non nớt đến một vị thế ở tầm cao như hiện tại. Chi nhánh có lao động già chiếm đa số có hai mặt: mặt thuận lợi là trong công tác cho vay nói chung và cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp nói riêng, bằng vào kinh nghiệm tích lũy lâu năm CBTD có thể khai thác được nhiều thông tin từ khách hàng chỉ qua vài câu trao đổi đơn giản, hoặc có thể chỉ rõ khách hàng có cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh sát với thực tế hoạt động hay không. Bên cạnh đó, do quản lý địa bàn lâu năm, CBTD nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời, ví dụ như về nhân thân, về tư cách đạo đức, về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh có ổn định hay không. Còn mặt hạn chế là hồ sơ vay vốn càng lúc phức tạp, mẫu biểu nhiều, hạn chế sử dụng các mẫu đơn in sẵn tránh tình trạng cạo sửa, viết tay... đòi hỏi trình độ vi tính thành thạo, xử lý hồ sơ nhanh; công việc của CBTD càng nhiều áp lực khi vừa cho vay, vừa bán chéo sản phẩm.
Hạn chế từ thủ tục, hồ sơ vay: Nguyên nhân theo Nghị định 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn thì khách hàng vay 100 triệu đồng không cần thế chấp tài sản. Tuy nhiên trong thực tế khi phát sinh nợ xấu, một số hộ vay không có thiện chí trả nợ vay, ngân hàng khó khăn xử lý thu hồi nợ, việc giữ hộ tài sản không được pháp luật ưu tiên trong xử lý tài sản để thu hồi nợ vay. Vì vậy không thể tránh khỏi tính chặt chẽ trong hồ sơ vay, do đó hồ sơ mang tính chất rườm rà.
Hạn chế từ quy trình cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp:
Agribank Bến Tre còn lúc túng trong việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lực, phát triển sản phẩm cho vay theo chuỗi giá trị, thủ tục cho vay, xác định và quản lý rủi ro khi triển khai cho vay theo chuỗi giá trị đối với từng sản phẩm nông nghiệp cụ thể.
2.4.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng
Yếu kém trong năng lực tài chính
- Đối với doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối:
+ Yếu kém trong trong quản lý dòng tiền sẽ gây ra hậu quả nghiêm như: không chi trả đúng hạn các khoản nợ, mất khả năng thanh toán, mất cân đối tài chính (sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn)...
+ Dự báo thị trường không chính xác, gây ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối.
+ Nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nợ vay và vốn chiếm dụng của hộ nông dân, thời gian chậm trả kéo dài.
- Đối với hộ nông dân: vốn đối ứng khi tham gia vào phương án vay vốn thấp, không đủ tỷ lệ tối thiểu của ngân hàng yêu cầu, chiếm dụng của các cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, con giống, hoặc thời gian chậm trả kéo dài
Nguyên nhân hạn chế trong năng lực quản lý, điều hành:
- Đối với doanh nghiệp đầu mối tham gia chuỗi giá trị ở khu vực nông thôn: còn điều hành theo phương thức truyền thống, gia đình, còn nhập nhằng lợi nhuận của doanh nghiệp với nguồn thu nhập của gia đình. Điều này một phần là do nguyên nhân yếu kém từ phía nội tại các doanh nghiệp như trong khâu xây dựng phương án kinh doanh, thiếu báo cáo tài chính, kế toán lành mạnh…
- Đối với hộ nông dân: Trình độ thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm khó thay đổi của nông dân như: yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ liên kết.
Nguyên nhân lỏng lẻo trong liên kết trong chuỗi giá trị nông nghiệp:
Do nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất theo chuỗi giá trị của người nông dân và doanh nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó, chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không được quy định cụ thể nên không xử lý được các tranh chấp hợp đồng nên tình trạng phá vỡ hợp đồng trong liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp thường xuyên xảy ra làm mất lòng tin lẫn nhau. Mặc khác, cơ chế về công khai, minh bạch thông tin còn chưa rõ ràng nên nông dân và doanh nghiệp chưa thật sự hiểu nhau.
Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ: Do tỉnh Bến Tre chưa hình thành được vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Mặc dù người nông dân vốn chịu thương chịu khó nhưng sản xuất cơ bản vẫn dựa trên kinh nghiệm là chính, khả năng đầu tư cho sản xuất, mở rộng quy mô rất hạn chế.
Nguyên nhân công nghệ, kỹ thuật còn thấp:
- Đại bộ phận hộ nông dân còn canh tác, chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chỉ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm mà chưa áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi theo chuẩn VietGAP, VietGAHP... :
+ Trồng trọt: lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón
- Chưa nắm bắt được các thông tin về thị trường, cũng như chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra.
Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng chưa cao:
Mặc dù phần lớn khách hàng tham gia chuỗi liên kết nông nghiệp đều có lợi nhuận đáng kể, song vẫn còn một bộ phận khách hàng có hiệu quả sản xuất thấp, xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Về mặt khách quan: đất trồng ở một số vùng kém màu mỡ; thời tiết bất lợi; tình hình sâu bệnh phổ biến. Ngoài ra, đối với sản phẩm của cây bưởi, dừa giá cả thị trường trên thế giới thường xuyên biến động khó lường, có những thời điểm giá bưởi, dừa xuống quá thấp làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và doanh thu của những người trồng trọt và sản xuất.
- Về mặt chủ quan:
+ Sự đầu tư trong từng công đoạn của chuỗi sản xuất bao gồm: cây giống - trồng trọt – chăm sóc – khai thác, chế biến – bảo quản - tiêu thụ vẫn còn phát triển mang tính tự phát, thiếu gắn kết chặt chẽ với nhau, gây rủi ro bất ổn về giá cả cho nông hộ và rủi ro nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến.
+ Một số chủ hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao.
+ Mặt khác, khi giá nông sản tăng cao, các nông hộ thường sử dụng phân bón hóa học để kích thích tăng trưởng, sử dụng kỹ thuật làm tăng trọng lượng sản phẩm, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.
2.4.3.3. Nguyên nhân khác
- Khi xây dựng một chính sách cần phải có thời gian nghiên cứu và lộ trình nhất định, riêng đối với việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp là một định hướng mang tính từng giai đoạn và lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. - Việc kêu gọi người dân tham gia bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến ngư trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên người
nông dân vì mục tiêu lợi nhuận nên bỏ qua các khuyến nghị của sở, ban, ngành làm ô nhiễm môi trường sống và cạn kiệt tài nguyên, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu tổng quan về nông nghiệp và chuỗi giá trị nông nghiệp tỉnh Bến Tre từ đó tìm hiểu các chuỗi giá trị nông sản tại tỉnh. Qua đó ta tiến hành nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay của Agribank Bến Tre đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và những nguyên nhân hạn chế cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre
Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích cho các tác nhân tham gia chuỗi, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách đã có, tiềm năng nhiều nhưng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Agribank Bến Tre chưa phát triển. Làm thế nào để mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trong điều kiện hiện nay và thời gian tới? Chương tiếp theo sẽ đưa ra lời giải đáp đối với vấn đề này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE
3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Agribank Bến Tre
3.1.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp
3.1.1.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam
Với mục tiêu tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu đài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, Chính phủ và địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn như: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
3.1.1.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của tỉnh Bến Tre
Hiện nay, Bến Tre xác định 8 sản phẩm chủ lực: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm sẽ được sản xuất theo chuỗi giá nhằm tăng lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2016 – 2020. Việc sản xuất 8 sản phẩm trên được thực hiện theo các mô hình sản xuất an toàn, được chứng nhận GAP, đã hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, quy mô nhỏ, mang tính thời vụ;
đầu vào và đầu ra còn nhiều khâu trung gian; chưa phát huy hiệu quả vai trò từng tác nhân trong chuỗi giá trị, còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất nên năng suất và hiệu quả chưa cao; cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý chưa đáp ứng yêu cầu….Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025”, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới. Chuỗi giá trị thực hiện theo hướng ổn định và bền vững với 8 sản phẩn chủ lực: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm. Được phân kỳ thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2016 – 2018: sẽ hoàn thành xây dựng thương hiệu và hoàn thiện chuỗi, hình thành hoạt động ít nhất một hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu cho mỗi nông sản tham gia chuỗi giá trị; riêng đối với sản phẩm dừa, xây dựng thương hiệu “sản phẩm mạnh” và hình thành hoạt động ít nhất hai hợp tác xã.
- Giai đoạn 2019 – 2020: Hình thành ít nhất 01 hợp tác xã kiểu mới/sản phẩm/năm. Lựa chọn 02 trong số 08 chuỗi sản phẩm nông nghiệp đã hoàn thiện, nâng cấp thành sản phẩm mạnh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc của cả nước và từng bước tham gia vào tiến trình hội nhập của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn cầu.
- Giai đoạn 2021 – 2025: tiếp tục phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp đã hình thành; đồng thời xây dựng, hoàn thiện một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn lại