Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp của Thái Lan (BAAC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 46 - 48)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.5.1.3. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp của Thái Lan (BAAC)

chuỗi giá trị lúa gạo

Trong nhiều năm qua Chính phủ Thái Lan đã tích cực hỗ trợ các nguồn vốn cho chuỗi giá trị thông qua các chương trình đang được thực hiện bởi cả chính phủ và các tổ chức tài chính tư nhân. Cụ thể, chương trình thế chấp và tín dụng trọn gói của Chính phủ là hai chương trình có lợi cho các nhà sản xuất nông nghiệp, các nhà xuất khẩu và nhà máy xay xát. Trong đó BAAC chủ yếu thực hiện chương trình thế chấp lúa gạo, EXIM Thailand chủ yếu thực hiện chương trình gói tín dụng bao gồm vốn và bảo hiểm để đảm bảo khả năng thanh toán. Bên cạnh đó các NHTM khác cũng tham gia cung cấp các khoản vay cho các đối tượng mục tiêu ở mức hợp lý.

Ngoài các khoản vay từ các định chế tài chính chính thức, nông dân còn được vay từ nguồn tín dụng nhanh và kịp thời và các dịch vụ khác từ các thương nhân / nhà máy (tín dụng của thương nhân) như cho vay để mua phân bón, các vật tư nông nghiệp đầu vào và dịch vụ vận tải. Chuỗi giá trị thương mại Fair Trade là một dự án thành công được thực hiện cách đây hơn một thập kỷ bởi các tổ chức đa quốc gia, với mục tiêu đóng góp nhiều hơn cho các hộ nông dân sản xuất gạo quy mô nhỏ ở Thái Lan. Đây là một sự cam kết hợp tác giữa các tổ chức nông dân địa phương; Green Net là một tổ chức Phi chính phủ hoạt động theo phương thức “fair trade” tại địa phương xuất khẩu gạo Thái Lan cho các tổ chức hoạt động theo phương thức “fair trade” ở nước ngoài; Claro, nhà nhập khẩu gạo Fair Trade của Thụy Sỹ; và các tổ chức Fair Trade ở châu Âu đã đặt hàng gạo của Thái Lan từ Green Net thông qua Claro. Green Net do đó tiến hành thỏa thuận hợp đồng với các tổ chức địa phương để sản xuất ra gạo hữu cơ hoặc gạo thông thường. Hội nông dân tiến bộ (PFA), một trong những tổ chức nông dân tham gia, có thể tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp từ một ngân hàng địa phương để mua số lượng lớn phân bón cho các thành viên, và cũng có thể sử dụng các chương trình cho vay của các ngân hàng trâu (vì hầu hết nông dân ở Thái Lan trồng trọt, sản xuất bằng trâu).

Từ nội dung trên rút ra một số bài học kinh nghiệm đáng chú ý từ chuỗi giá trị gạo của Thái Lan thông qua hình thức thương mại Fair Trade, bao gồm vấn đề cả tài chính và phi tài chính, vấn đề về tự nhiên như môi trường, xã hội và sức khoẻ, cụ thể: (1) Sự hỗ trợ thiết thực hiệu quả của Chính phủ trong việc tháo gỡ những khó khăn trong nông nghiệp là rất quan trọng; (2) Trong phần lớn các hoạt động gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị gạo là do các nhà máy xay xát, các tổ chức thương mại công bằng (FTOs) và thương nhân thực hiện nên họ nhận được nhiều lợi ích tài chính lớn hơn nông dân, còn nông dân thu được ít lợi ích tài chính hơn từ việc bán gạo của mình; (3) Chương trình chuỗi giá trị thương mại Fair Trade do các tổ chức đa quốc gia thực hiện ở Thái Lan đã đem lại nhiều lợi ích trong đó có nông dân nhỏ được hưởng lợi từ giá thị trường gạo của Fair Trade cao, tuy hiên điều này chưa đủ để giúp họ thoát nghèo; (4) Tập trung cao cho sản xuất gạo hữu cơ có nhiều lợi

nhuận hơn gạo thông thường vì nó có giá cao hơn cả trong nước và quốc tế(5) Các hợp tác xã có thể tăng thu nhập của nông dân bằng cách thành lập ngân hàng gạo và ngân hàng trâu hoặc các hoạt động tạo thu nhập tương tự khác; (5) Các ngân hàng tích cực trong việc cho vay chuỗi giá trị lúa gạo.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của một số tỉnh thành ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)