Chính sách chovay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 71 - 73)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.2.3. Chính sách chovay

Các NHTM dụng qui chế cho vay theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, căn cứ theo đó mỗi NHTM sẽ ban hành quy trình cụ thể của ngân hàng mình. Đối với cho vay theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, các ngân hàng không cho vay trực tiếp đến người nông dân mà cho vay thông qua các doanh nghiệp đầu mối vì vậy hộ nông dân sẽ không được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách cho vay theo chuỗi giá trị.

Thủ tục cho vay hiện nay tại các NHTM vẫn còn rườm rà, nhiều loại giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng trong khi các tác nhân tham gia chuỗi giá trị trên địa bàn Bến Tre chủ yếu là hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất và nông dân nên còn hạn chế trong việc thiết lập các loại giấy tờ, thủ tục như phương án sản xuất, dự án kinh doanh, hợp đồng thế chấp,... Việc đi lại để làm thủ tục liên quan đến các ban ngành như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các cấp còn nhiều khâu nên tạo tâm lý lo lắng và ngại tiếp xúc cho người dân. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hạn mức tín dụng, lãi suất,... cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp.

2.3.3 Nhóm yếu tố về chính sách Nhà nước

Như đã trình bày ở trên, hiện nay Chính phủ đang có nhiều chính sách tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngoài chương trình cho vay theo chuỗi giá trị như đã phân tích thực trạng ở trên, theo báo cáo năm 2016 của NHNN, các NHTM tại Bến Tre còn triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ nông nghiệp như:

- Chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 10/2015/TT-NHNN của NHNN

- Cho vay theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với doanh số cho vay của các

- Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ

Các chính sách này sẽ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp từ khâu đầu tư, sản xuất cho đến khâu thu hoạch, tiêu thụ qua đó góp phần giảm thiểu chi phí, quản trị được rủi ro nâng cao năng suất, sản lượng. Từ đó cho thấy, nếu Nhà nước ban hành những chính sách kịp thời, các cấp, ngành triển khai đúng mục tiêu, đúng đối tượng sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ, phát triển ngành nông nghiệp.

2.3.4 Nhóm yếu tố khác

2.3.4.1. Điều kiện tự nhiên

Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm, đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù như bưởi, dừa, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, lợn, bò và tôm biển. Phù hợp nhất có thể nói là cây bưởi, Bến Tre đã hình thành một vùng bưởi điển hình và tập trung, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác, hàng năm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất, Bến Tre có khoảng 7.200 ha diện tích trồng bưởi da xanh (chiếm 28% diện tích cây ăn trái của toàn tỉnh), trong đó diện tích cây đã và đang cho quả là trên 5.000 ha.

2.3.4.2. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và giá cả của nông sản. Thị trường tiêu thụ các nông sản đặc trưng của Bến Tre hiện nay, chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức quả tươi. Nông sản được phân loại tại vựa trong tỉnh, sau đó được chuyên chở tới các chợ trong tỉnh, chợ đầu mối và chủ vựa ngoài tỉnh. Phần lớn nông sản sản xuất ra được tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối và các chủ vựa ngoài

tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuộc, Quảng Ngãi,... sản lượng còn lại được tiêu thụ trong tỉnh Bến Tre. Lượng nông sản xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu theo đường tiểu ngạch từ các tỉnh sang Campuchia, Trung Quốc. Nói chung, qui mô xuất khẩu của các nông sản đặc thù của Bến Tre rất nhỏ bé và khó khăn. Ngay cả Bưởi Hoàng Qúy, Bưởi Hương Quê đã được xây dựng thương hiệu, thị trường trong nước biết đến khá nhiều những cũng chưa tìm được thị trường để xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do chất lượng và sản lượng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường nước ngoài. Vì vậy, nếu được hỗ trợ vốn tín dụng để mở rộng qui mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao,.. thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cũng như sản lượng cho các nông sản đặc trưng của Bến Tre.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)