Lý luận cơ bản về mở rộng chovay chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 31)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2. Lý luận cơ bản về mở rộng chovay chuỗi giá trị

1.2.1.1. Khái niệm cho vay

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 định nghĩa cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách

hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Vậy, cho vay được hiểu là một nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Trong đó NHTM sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi.

Ngân hàng kiểm soát quá trình sử dụng vốn cho vay theo quy trình cho vay. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố,…

1.2.1.2. Khái niệm cho vay chuỗi giá trị

Theo Miller & Jones (2010), cho vay chuỗi giá trị là các luồng vốn và các thoả thuận tài chính giữa nội bộ chuỗi giá trị hoặc những thỏa thuận tài chính giữa bên trong chuỗi và bên ngoài chuỗi liên kết; có thể là sự tài trợ nội bộ trực tiếp từ một trong những thành viên chuỗi giá trị hoặc từ một tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tư bên ngoài.

Theo Rodolfo Quirós (2006) thì cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là việc các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn hoặc các dịch vụ khác tới một mắt xích hoặc toàn bộ khâu sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Hoạt động này có thể xuất phát từ bản thân một chuỗi sản phẩm: các tổ chức tín dụng chỉ hỗ trợ đối với quá trình sản xuất – tiêu thụ của các nông hộ đến các nhà máy; hoặc đến các mắc xích khác nhau có thể tham gia vào quá trình sản xuất – đóng gói – tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.

Cho vay chuỗi giá trị là mối quan hệ tài chính giữa hai hoặc nhiều chủ thể trong chuỗi giá trị. Việc cho vay chuỗi giá trị là một cách để giảm rủi ro tài chính bằng cách tạo ra một thị trường bảo đảm cho nông dân sản xuất và cho phép họ có

được tín dụng từ các tổ chức tài chính. Do đó, việc đánh giá chuỗi giá trị hiệu quả và có hiệu quả có thể được đánh giá bằng khả năng cho phép các chủ thể trong chuỗi tối ưu hoá đầu tư tài chính, phân bổ nguồn lực cho việc mở rộng năng lực (Miller & Jones, 2010)

Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên có thể đi đến một khái quát mang tính khái niệm cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp như sau: cho vay theo chuỗi giá trị là các dòng vốn đầu tư vào các liên kết khác nhau trong một chuỗi giá trị. Nói cách khác, đó là bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ, sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ để tạo vốn cho một chuỗi giá trị nhằm giải quyết những nhu cầu và khó khăn của những người tham gia trong chuỗi đó, có thể là một nhu cầu về tài chính, nhu cầu để bảo đảm an toàn cho việc bán hàng, mua sắm sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và/hoặc nâng cao hiệu quả trong chuỗi. Dòng vốn có thể là từ chính những tác nhân tham gia chuỗi hoặc từ sự hỗ trợ từ bên ngoài chuỗi.

1.2.1.3. Các hình thức cho vay chuỗi giá trị

Theo Miller & Jones (2010) có hai dạng cho vay chuỗi giá trị: Cho vay trong nội bộ chuỗi giá trị là nguồn tài chính được cung cấp bởi các tác nhân bên trong chuỗi giá trị như nhà cung cấp đầu vào cung cấp tín dụng hoặc vật tư cho nông dân, hoặc công ty ứng trước tiền cho người thu mua trong chuỗi. Cho vay bên ngoài chuỗi giá trị là nguồn tài chính được cung cấp bởi những tác nhân bên ngoài chuỗi ví dụ như ngân hàng cho nông dân vay dựa trên một hợp đồng bao tiêu sản phẩn giữa nông dân với một người mua đáng tin cậy hoặc dựa trên biên nhận lưu kho.

Bên cạnh đó theo Miller & Jones (2010) có 5 công cụ tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp gồm: tài trợ sản phẩm, tài khoản phải thu, tài sản thế chấp, các công cụ giảm thiểu rủi ro và tăng cường tài chính cho chuỗi. Cụ thể, công cụ tài trợ sản phẩm gồm các phương thức: tín dụng thương nhân, cho vay cung ứng đầu vào, tín dụng của công ty maketing và cho vay của doanh nghiệp đầu mối; các khoản phải thu gồm: phải thu bán hàng, bao thanh toán, mua bán nợ. Thế chấp tài sản gồm các

4. Trả chênh lệch sau khi cấn trừ giữa khoản cho vay và giá trị nông sản

Doanh nghiệp đầu mối/

thương lái 1. Mua vât tư đầu

vào/hoặc khoản vay cho nông dân

Những nhà cung cấp

đầu vào

Nông dân

2. Cung cấp vât tư đầu vào

3. Bán nông sản

phương thức: chứng nhận lưu kho, hợp đồng mua lại; thuê tài chính; các sản phẩm giảm thiểu rủi ro gồm: bảo hiểm, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và công cụ tăng cường tài chính gồm: chứng khoán hóa, bảo đảm tiền và và liên kết tài chính. Không phải tất cả các công cụ này đều áp dụng được cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp,

Còn theo S. Casuga và ctg (2008) khi nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị ở các nước Châu Á cho rằng có hai dạng cho vay của chuỗi giá trị nông nghiệp: Cho vay trong bội bộ chuỗi giá trị và cho vay ngoài chuỗi giá trị.

- Cho vay trong nội bộ chuỗi giá trị

Thường thì, khi nông dân tham gia chuỗi giá trị sẽ được các tác nhân trong chuỗi hỗ trợ. Chẳng hạn doanh nghiệp đầu mối/thương lái sẽ cho nông dân vay bằng cách cung cấp các vật tư đầu vào thông qua những nhà cung cấp và đổi lại doanh nghiệp đầu mối/thương lái sẽ được mua sản phẩm khi thu hoạch với giá định trước. (xem hình 1.7).

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.7. Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi không mở rộng tài chính

Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp đầu mối sẽ , điều này các ngân hàng khó thực hiện. Việc cho vay trong nội bộ, có nghĩa là các tác nhân chỉ cho vay lẫn nhau không có sự tham gia của các tổ chức tài chính bên ngoài tuy có ưu điểm là đáp ứng kịp thời và phù hợp với những nhu cầu sản xuất của người nông

dân, như có nhược điểm là bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài chuỗi, nhất là vốn ngân hàng. .

- Cho vay ngoài chuỗi giá trị

Cho vay ngoài chuỗi giá trị hay còn gọi là chuỗi cho vay mở rộng. Chuỗi cho vay mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi bởi được tiếp cận thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài không còn bó hẹp trong các tác nhân nội bộ chuỗi. Khi có vốn nhiều hơn theo nhu cầu, nông dân có thể đầu tư nhiều cho sản xuất của mình như thủy lợi hoặc nhà kính để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thương lái có thể đầu tư vào các kho chứa để chủ động nguồn hàng (xem hình 1.8).

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.8. Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi mở rộng tài chính

Các ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tài chính chính thức khác

1. Cung cấp khoản vay cho thương nhân hoặc nông dân tham gia chuỗi

5. Trả chênh lệch sau khi cấn trừ giữa khoản cho vay và giá trị nông sản Những nhà cung

cầp đầu vào Nông dân

Doanh nghiệp/ thương lái

2a. Mua vật tư/ khoản vay cho

nông dân

2. Cung cấp vât tư đầu vào

Kho chứa, các 2b. Cung cấp thêm cơ sở sau thu vốn đầu tư hoạch khác

4a. Bán nông sản

Đầu tư thủy lợi, nhà kính, trang thiết bị và

1.2.2. Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp

1.2.2.1. Khái niệm, phương thức mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó, mở rộng tín dụng luôn là mục tiêu hướng tới của các NHTM. Theo đó:

Mở rộng tín dụng NHTM là hoạt động của ngân hàng nhằm tìm cách tăng số lượng khách hàng, tăng số dư tín dụng bằng cách xâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh, thay thế.

Việc mở rộng hoạt động tín dụng có thể được thực hiện theo hai cách: Mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều rộng là việc ngân hàng thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đến sản phẩm của ngân hàng mình. Ở đây, có thể mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, theo đối tượng khách hàng. Mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều sâu là việc ngân hàng khai thác tốt thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường để thỏa mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của khách hàng. Việc thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều sâu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

1.2.2.2. Mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Từ cơ sở lý thuyết về mở rộng tín dụng NHTM nói chung, có thể đưa ra khái niệm tổng quan về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp hay chuỗi giá trị trong nông nghiệp như sau: Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp Là việc NHTM mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp được thể hiện thông qua khả năng thoả mãn nhiều hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của các tác nhân tham gia chuỗi thể hiện qua các mặt như mở rộng phương thức cấp tín dụng; mở rộng các khung thời hạn cho vay; mở rộng điều kiện đảm bảo tín dụng; mở rộng các loại sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp đầu mối; mở rộng khách hàng tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp; mở rộng quy mô số lượng vốn cho vay hữu dụng … gắn liền với việc tăng cường hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả vốn vay.

Theo đó, mở rộng phương thức cấp tín dụng (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư,…. ); mở rộng các khung thời hạn cho vay (cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); mở rộng điều kiện đảm bảo tín dụng (có đảm bảo bằng tài sản bất động sản, đảm bảo bằng tài sản động sản, bảo lãnh của bên thứ ba, tín chấp), mở rộng các loại sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp đầu mối (cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua sắm tài sản cố định, cho vay đầu tư trang thiết bị, công nghệ,...).

1.2.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Ngân hàng có vai trò hỗ trợ ngày càng quan trọng trong việc gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi. Khi Ngân hàng tham gia vào chuỗi giá trị sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro người vay, rủi ro thời tiết; tiết kiệm chi phí... Khi Ngân hàng lựa chọn cho vay trước với những đối tượng nông dân có rủi ro thấp, đồng thời, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro thị trường. Khi ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm sẽ giảm thiểu rủi ro thời tiết, dịch bệnh.

Với trình độ sẵn có của đội ngũ nhân viên, Ngân hàng có thể phân tích và dự báo để đưa ra những khuyến nghị về các cơ hội và các rủi ro trong nông nghiệp, từ đó các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có thể quyết định lựa chọn đầu tư cho các công đoạn, các khâu theo từng thời kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, Ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân tham gia chuỗi có thể lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp để giải quyết nhu cầu vốn cho mình như: ngân hàng có thể cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay) hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến) hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp)

Việc cho vay theo chuỗi giá trị của ngân hàng sẽ thúc đẩy hình thành sản xuất qua “cánh đồng mẫu lớn”, tạo nên nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp.

quả của chuỗi, ngân hàng sẽ gián tiếp kết nối chuỗi giá trị với các cải tiến công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa.

Khi phát triển cho vay chuỗi sản phẩm nông nghiệp, đối với người vay vốn, sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn, nhất là đối với các nông hộ sản xuất nhỏ, vốn là những mắc xích tham gia chuỗi giá trị. Đối với các tổ chức tín dụng, đây là cơ hội để giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ ngân hàng, vì đây là phân khúc ít các NHTM hương tới và khả năng trả nợ của khách hàng thường cao 1.2.2.4. Ý nghĩa của việc mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Đối với chuỗi giá trị

Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi nông dân và người kinh doanh, sản xuất nông nghiệp phải mở rộng quy mô, đầu tư cho phát triển, mở rộng sản xuất và dần trở thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Do đó việc mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này có một ý nghĩa rất thiết thực, cấp bách. Nhu cầu về vốn của chuỗi giá trị là rất lớn, chính vì vậy, việc mở rộng khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng với quy mô không hạn chế: quy mô nguồn vốn, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, lãi suất cho vay,… sẽ giúp đáp ứng được nhiều loại nhu cầu vốn của chuỗi giá trị với nhiều hình thức tín dụng linh hoạt phù hợp, cung ứng đầy đủ kịp thời nguồn vốn lưu động thường xuyên cho phép doanh nghiệp duy trì phát triển ổn định và có hiệu quả hoặc cung ứng vốn với thời hạn dài để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng cơ sở kinh doanh,…; cho phép người nông dân có nguồn vốn để đầu tư vật tư, kỹ thuật cải thiện năng suất, chất lượng nông sản,... Việc mở rộng thị trường tài chính dịch vụ theo cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng làm gia tăng thêm nhiều các NHTM hoạt động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn với mức chi phí hợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho toàn chuỗi.

Xét về mặt hiệu quả, việc mở rộng cấp tín dụng đối với chuỗi giá trị không chỉ mang lại lợi ích cho các tác nhân tham gia chuỗi mà nó còn giúp cho các NHTM mở rộng đầu tư tín dụng và phát triển ổn định. Sự đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đã buộc các NHTM phải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng khách hàng, đổi mới, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng,… Trong đó, việc nghiên cứu mở rộng cấp tín dụng, đa dạng đối tượng khách hàng là một hướng đi quan trọng, giúp NHTM không những phân tán được rủi ro mà còn góp phần tăng trưởng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 31)