Các dạng chuỗi giá trị nông sản tại Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 57 - 61)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.1.2 Các dạng chuỗi giá trị nông sản tại Bến Tre

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Bến Tre đã chọn xây dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo đó, 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực được tỉnh Bến Tre lựa chọn là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, gồm bưởi, dừa, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, lợn, bò và tôm biển.

Đây là nhóm nông sản hiếm khoảng 54,2% tỷ trọng giá trị sản xuất và 52,87% tỷ trọng giá trị tăng thêm trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khu vực I, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh.

 Bưởi

Bến Tre hiện có 7.200 ha diện tích trồng bưởi da xanh (chiếm 28% diện tích cây ăn trái của toàn tỉnh), trong đó diện tích cây đã và đang cho quả là trên 5.000 ha; trồng mới gần 2.200 ha với gần 130 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, đạt năng suất 12 tấn/ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm. Sản phẩm dừa nước xiêm xanh và bưởi da xanh cũng là hai sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bến Tre được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

 Dừa

Bến Tre có diện tích trồng dừa trên 70.000 ha (chiếm 40% tổng diện tích trồng dừa của cả nước), trong đó diện tích dừa xiêm xanh gần 8.000 ha. Đây là sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao, đem lại doanh thu trên 5.400 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 13% dân số của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa của Bến Tre luôn tăng cao qua các năm. Để nâng cao giá trị cây dừa, tỉnh Bến Tre đã đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến, máy móc thiết bị hỗ trợ cơ giới hóa, chuyển giao công nghệ chế biến, đồng thời phát triển các mô hình liên kết để giữ vững thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Trong đó, có thể kể đến công nghệ sản xuất nước cốt dừa đóng lon, sản xuất mặt mạ từ nuớc dừa; quy trình lấy mật hoa

dừa, sản xuất rượu vang chát, rượu vang ngọt và nước giải khát, chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ gia nhiệt, chế tạo và đưa vào ứng dụng máy lột vỏ dừa công suất trung bình 1.000 trái/giờ (tăng 6,4 lần so với thủ công, giảm 8 lần chi phí sản xuất với tỷ lệ hao hụt 1-4%)… Ngày 15-3-2018 vừa qua, sản phẩm dừa nước xiêm xanh Bến Tre đã được Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại và thành phố Bến Tre.

 Chôm chôm

Bến Tre còn có trên 5.500 ha trồng chôm chôm, chiếm 70% diện tích chôm chôm của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó diện tích thu hoạch 5.100 ha, năng suất 21,9 tấn/ha, sản lượng đạt gần 112.000 tấn. Một số vùng sản xuất tập trung đã được hình thành để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, tạo được sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tỉnh Bến Tre đã có nhiều biện pháp xử lý nghịch vụ để có thể bán với giá cao hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn và đạt lợi nhuận lớn hơn nhiều lần so với chính vụ; góp phần cung cấp lượng trái cây hàng hóa quanh năm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thực tế cũng cho thấy, vừa qua trái chôm chôm ở Bến Tre và Tiền Giang được xuất sang thị trường Mỹ là do sản xuất nghịch vụ với trái cây các nước khác. Đây là một bước thành công của nhà vườn trong việc sản xuất chôm chôm nghịch vụ. Từ thành công này, tỉnh Bến Tre đang hướng cho nông dân nhân rộng mô hình kết hợp sản xuất tập trung cao, tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

 Nhãn

Diện tích trồng nhãn tại tỉnh Bến Tre chiếm 14,5% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở Bình Đại, Tam Hiệp, Long Hòa, Châu Hưng và Thới Lai. Gần 3 năm trở lại đây, diện tích trồng nhãn, nhất là nhãn Ido ngày càng phát triển. Đơn cử trường hợp Hợp tác xã nông nghiệp Long Hòa có 22 thành viên với 24 ha, thì 11 ha là nhãn Ido. Do trái thơm ngon, cơm dày, nhãn Ido được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, năng suất và chất lượng cao, ít bệnh và đặc biệt kháng được bệnh chổi rồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2014, nhãn Bến Tre đã được thị

trường Mỹ cho phép nhập khẩu. Đến đầu năm 2018, nông sản này tiếp tục nhận được sự quan tâm của thị trường Úc - thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây.

 Hoa kiểng

Bến Tre là một trong những địa phương trồng hoa kiểng lớn nhất nước, tập trung ở huyện Chợ Lách với hơn 4.000 hộ tham gia sản xuất và kinh doanh trên diện tích hơn 60 ha tại các xã Vĩnh Thành, Cái Mơn, Vĩnh Hòa, Phú Sơn và Long Thới. Các làng hoa cây cảnh cung cấp hàng chục triệu cây mỗi năm cho thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong tỉnh ngày càng nâng cao, nhiều hộ trồng hoa và cây cảnh có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 Lợn

Mặt hàng gia súc heo đã được Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre chú trọng triển khai với đề án “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP”. Theo đó, đã thành lập tổ hợp tác gồm 12 trang trại nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP với 22 quy trình tại huyện Mỏ Cày Nam. Đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý ngành chăn nuôi, chủ trang trại, nhân công trong nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi dự án hoàn thành, công nghệ nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bến Tre để nhân rộng ra toàn tỉnh.

 Bò

Về mặt hàng gia súc bò, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh” thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020”, với việc xây dựng các mô hình nuôi bò thuần hướng thịt nhập nội, quy mô 75 con bò cái Brahman để phối giống sinh ra 52 con bê lai; mô hình nuôi và vỗ béo bò lai hướng thịt (thụ tinh Red Angus và Drought Master với

nền lai Sind, tinh Brahman với nền Brahman và lai Sind), quy mô 100 hộ, phối giống sinh ra 402 con bê lai và nuôi vỗ béo 95 con bò thịt; mô hình trồng cỏ tập trung, quy mô 6 ha cỏ VA06 và quy mô trồng cỏ phân tán là 10 ha cỏ VA06. Được biết, mỗi hộ dân tham gia dự án sẽ được hỗ trợ phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, thức ăn hỗn hợp 40kg/con; cỏ giống gồm 0,5 kg hạt cỏ sa, 420 kg hom cỏ VA06…

Tôm biển

Với mặt hàng tôm biển, đã hình thành nhiều mô hình, phương thức sản xuất đạt hiệu quả tốt; việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt là mô hình nuôi tôm luân vụ, nuôi tôm biển hai giai đoạn cho năng suất rất cao: khoảng 180 tấn/ha mặt nước nuôi/năm. Đây là hướng đi mới cho nghề nuôi tôm biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre, vừa đảm bảo hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ổn định vừa chủ động giảm thiểu thiệt hại do nước, xâm nhập mặn, khô hạn, nắng nóng cho vụ nuôi 2018. Theo đó, đối với vụ nuôi thâm canh, bán thâm canh, nên thả giống nuôi ở những vùng nước có độ mặn thấp hơn 25%. Cần chủ động nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn phù hợp. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả giống hoặc thả chậm nhằm đón mùa mưa vào tháng 5-2019. Người nuôi tôm biển phải thường xuyên theo dõi thông tin về khí tượng thủy văn, thời tiết, các khuyến cáo, hướng dẫn và thông báo kết quả quan trắc môi trường để có kế hoạch thả giống nuôi phù hợp. Hiện tỉnh Bến Tre tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm biển với mục tiêu đến năm 2019 đạt 36.000 ha nuôi tôm nước lợ, trong đó nuôi thâm canh, bán thâm canh là 11.500 ha. Tiếp tục rà soát, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả cao, trọng tâm là phát triển mạnh hình thức nuôi tôm hai giai đoạn, với mục tiêu phấn đấu trong năm 2019 đạt 500 ha, đưa tổng sản lượng tôm biển đạt hơn 55.000 tấn, đến năm 2020 là 1.200 ha nuôi tôm hai giai đoạn và tổng sản lượng tôm biển là 62.000 tấn.

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay của Agribank Bến Tre đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)