Khái niệm chovay chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.1.2. Khái niệm chovay chuỗi giá trị

Theo Miller & Jones (2010), cho vay chuỗi giá trị là các luồng vốn và các thoả thuận tài chính giữa nội bộ chuỗi giá trị hoặc những thỏa thuận tài chính giữa bên trong chuỗi và bên ngoài chuỗi liên kết; có thể là sự tài trợ nội bộ trực tiếp từ một trong những thành viên chuỗi giá trị hoặc từ một tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tư bên ngoài.

Theo Rodolfo Quirós (2006) thì cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là việc các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn hoặc các dịch vụ khác tới một mắt xích hoặc toàn bộ khâu sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Hoạt động này có thể xuất phát từ bản thân một chuỗi sản phẩm: các tổ chức tín dụng chỉ hỗ trợ đối với quá trình sản xuất – tiêu thụ của các nông hộ đến các nhà máy; hoặc đến các mắc xích khác nhau có thể tham gia vào quá trình sản xuất – đóng gói – tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.

Cho vay chuỗi giá trị là mối quan hệ tài chính giữa hai hoặc nhiều chủ thể trong chuỗi giá trị. Việc cho vay chuỗi giá trị là một cách để giảm rủi ro tài chính bằng cách tạo ra một thị trường bảo đảm cho nông dân sản xuất và cho phép họ có

được tín dụng từ các tổ chức tài chính. Do đó, việc đánh giá chuỗi giá trị hiệu quả và có hiệu quả có thể được đánh giá bằng khả năng cho phép các chủ thể trong chuỗi tối ưu hoá đầu tư tài chính, phân bổ nguồn lực cho việc mở rộng năng lực (Miller & Jones, 2010)

Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên có thể đi đến một khái quát mang tính khái niệm cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp như sau: cho vay theo chuỗi giá trị là các dòng vốn đầu tư vào các liên kết khác nhau trong một chuỗi giá trị. Nói cách khác, đó là bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ, sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ để tạo vốn cho một chuỗi giá trị nhằm giải quyết những nhu cầu và khó khăn của những người tham gia trong chuỗi đó, có thể là một nhu cầu về tài chính, nhu cầu để bảo đảm an toàn cho việc bán hàng, mua sắm sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và/hoặc nâng cao hiệu quả trong chuỗi. Dòng vốn có thể là từ chính những tác nhân tham gia chuỗi hoặc từ sự hỗ trợ từ bên ngoài chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)