Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chovay đối với chuỗi giá trị cacao của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 45 - 46)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.5.1.2. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chovay đối với chuỗi giá trị cacao của

Indonesia

Indonesia là nước có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu hạt ca cao, thuộc hàng thứ 3 thế giới. Trong năm 2007 xuất khẩu ca cao của Indonesia đạt gần 1 tỷ đô la Mỹ, trở thành nguồn thu nhập chính thứ ba từ xuất khẩu nông sản. Trong số các yếu tố làm cho Ca cao của Indonesia có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là chi phí sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng tốt, hiệu quả sản xuất cao, hệ thống kinh doanh mở.

Tuy nhiên, sau một thời gian, năng suất và chất lượng của ngành ca cao Indonesia có vấn đề, nguyên nhân chính là do nguồn vốn bị hạn chế. Người nông dân trồng ca cao ở Indonesia chủ yếu vay vốn từ các thương lái để sử dụng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của mình, nhất là phân bón, thậm chí cả chi tiêu tiêu dùng hàng ngày và các chi phí y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, các nguồn vốn vay được ứng trước thường làm giảm lợi nhuận của nông dân vì họ phải bán ca cao cho thương lái với giá ấn định trước, giá này thường thấp hơn giá thị trường hiện hành. Nông dân không có điều kiện tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tài chính chính thức nên phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay của thương lái, mà thương lái lại đi vay từ các công ty lớn thuộc lĩnh vực xuất khẩu để ứng cho nông dân vay lại nên lãi suất thường bị đẩy lên và bị chịu nhiều ràng buộc.

Đứng trước tình hình đó Chính phủ Indonesia đã có những chính sách tác động đối với các ngân hàng nhằm có thể tập trung vốn cho nông dân vay. Theo đó có nhiều ngân hàng như Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) đã đưa ra các chương trình cho vay đối với sản xuất và cho vay vốn lưu động. Tuy nhiên trở ngại là các ngân hàng này yêu cầu phải có tài sản thế chấp, mà nông dân thì chỉ có mỗi tài sản thế chấp là đất đai, nhưng họ thường gặp khó khăn trong việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chi phí cao và thời gian thực hiện dài. Trước tình hình đó

Chính phủ Indonesia đã có chính sách thúc đẩy mạnh việc hình thành các hợp tác xã nông nghiệp với nhiều hỗ trợ từ chính phủ đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được nguồn vốn chính thức và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.

Bên cạnh BRI các ngân hàng khác trong đó có Ngân hàng Niaga và Ngân hàng Mandiri tham gia cho vay nông nghiệp. Gần đây các ngân hàng này đã thí điểm phương thức cho vay thế chấp bằng chứng nhận lưu kho, trong đó nông dân / thương nhân và các nhà xuất khẩu có thể ký gửi ca cao cho nhà kho, kiểm tra chất lượng và có được chứng nhận để có thể dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Phương thức này mang lại những lợi ích như tăng tính thanh khoản và sự minh bạch cao hơn về chênh lệch giá theo chất lượng. Hệ thống kho được coi là nguồn cung cấp khách quan cho việc phân loại ca cao, trong khi hệ thống hiện tại cho phép người xuất khẩu thu được lợi nhuận tăng thêm bằng cách phân loại cacao theo các loại khác nhau và bán cacao có chất lượng tốt. Từ đó hình thành nên hoạt động cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp và thành công đáng kể ở sản phẩm ca cao.

Qua nội dung trên cho thấy ba bài học lớn là sự hỗ trợ từ chính phủ, sự nỗ lực của các ngân hàng tập trung cho vay theo chuỗi giá trị sản phẩm có lợi thế so sánh và sự tự do thị trường.

1.5.1.3. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp của Thái Lan (BAAC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) cho vay đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 45 - 46)