Nâng cao năng lực quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 88 - 90)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành

- Các doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối: Theo ông Phạm Xuân Hoè, Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho rằng chuỗi giá trị còn cần gắn với khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, cần tìm được thị trường, ổn định thị trường, đến thời điểm dòng tiền quay trở lại sản xuất thì mới được coi là chuỗi giá trị khép kín. Muốn vậy, DN và Hợp tác xã phải là nòng cốt của chuỗi giá trị. Mặc khác, trong các hình thức cho vay nội bộ chuỗi như: tín dụng thương nhân, hợp đồng bao tiêu và chứng từ lưu kho thì các doanh nghiệp đầu mối là những nhà cung cấp vốn chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhận thức vai trò nồng cốt của mình để xây

dựng cho mình một năng lực tài chính tốt, có thông tin tài chính minh bạch, có khả năng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh tốt,… đây là một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay của NHTM (Nguyễn Thị Hồng Hà và ctg, 2013) từ đó sẽ thực hiện tốt vai trò đầu mối trong chuỗi giá trị

- Hộ nông dân: Để phát triển một chuỗi liên kết, yếu tố nhận thức của các tác nhân tham gia có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu, mà trước hết là nhận thức một cách đầy đủ những lợi ích sự liên kết mang lại. Lợi ích ấy sẽ trở thành động lực thúc đẩy các tác nhân tham gia và duy trì liên kết hiệu quả. Trong đó, nhận thức của nông dân mang ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, nông dân là chủ thể trung tâm của mối liên kết, song trình độ của đa số nông dân Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và mặt bằng chung thấp hơn tất cả các chủ thể tham gia liên kết khác. Do đó, đòi hỏi tất cả các chủ thể mà đặc biệt là người nông dân phải:

+ Nâng cao trình độ: giúp người nông dân hiểu biết và sử dụng được các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi; nắm được các thông tin về thị trường… Nhờ đó, thúc đẩy phát triển mối liên kết giữa nông dân và các chủ thể khác mà đặc biệt là các doanh nghiệp.

+ Hạ giá thành trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận bằng các biện pháp như:

 Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ.

 Tái sử dụng các tàn dư thực vật, các phế thải trong nông nghiệp.

 Giảm lượng phân bón hoá học, bón đúng cách để giảm tổn thất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm.

 Sử dụng các loài thiên địch như: nhện, bọ xít, bọ rùa, ong ký sinh, kiến, bọ ngựa... phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây trồng, hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng.

 Có chế độ tưới hợp lý, tránh lãng phí nguồn nước kết hợp sử dụng các giống cây trồng có khả năng kháng được hạn.

+ Chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra, chủ động học hỏi kỹ thuật và công nghệ sản xuất để nâng cao trình độ, chủ động tính đến phương án kinh doanh lâu dài

để duy trì mối liên kết. Chủ động trong liên kết cũng là tiền đề để tạo ra các tổ chức liên kết giữa nông dân với nhau như: tổ, đội sản xuất hay điển hình là các hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)