Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 37)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Ngân hàng có vai trò hỗ trợ ngày càng quan trọng trong việc gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi. Khi Ngân hàng tham gia vào chuỗi giá trị sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro người vay, rủi ro thời tiết; tiết kiệm chi phí... Khi Ngân hàng lựa chọn cho vay trước với những đối tượng nông dân có rủi ro thấp, đồng thời, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro thị trường. Khi ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm sẽ giảm thiểu rủi ro thời tiết, dịch bệnh.

Với trình độ sẵn có của đội ngũ nhân viên, Ngân hàng có thể phân tích và dự báo để đưa ra những khuyến nghị về các cơ hội và các rủi ro trong nông nghiệp, từ đó các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có thể quyết định lựa chọn đầu tư cho các công đoạn, các khâu theo từng thời kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, Ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân tham gia chuỗi có thể lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp để giải quyết nhu cầu vốn cho mình như: ngân hàng có thể cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay) hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến) hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp)

Việc cho vay theo chuỗi giá trị của ngân hàng sẽ thúc đẩy hình thành sản xuất qua “cánh đồng mẫu lớn”, tạo nên nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp.

quả của chuỗi, ngân hàng sẽ gián tiếp kết nối chuỗi giá trị với các cải tiến công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa.

Khi phát triển cho vay chuỗi sản phẩm nông nghiệp, đối với người vay vốn, sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn, nhất là đối với các nông hộ sản xuất nhỏ, vốn là những mắc xích tham gia chuỗi giá trị. Đối với các tổ chức tín dụng, đây là cơ hội để giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ ngân hàng, vì đây là phân khúc ít các NHTM hương tới và khả năng trả nợ của khách hàng thường cao 1.2.2.4. Ý nghĩa của việc mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Đối với chuỗi giá trị

Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi nông dân và người kinh doanh, sản xuất nông nghiệp phải mở rộng quy mô, đầu tư cho phát triển, mở rộng sản xuất và dần trở thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Do đó việc mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này có một ý nghĩa rất thiết thực, cấp bách. Nhu cầu về vốn của chuỗi giá trị là rất lớn, chính vì vậy, việc mở rộng khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng với quy mô không hạn chế: quy mô nguồn vốn, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, lãi suất cho vay,… sẽ giúp đáp ứng được nhiều loại nhu cầu vốn của chuỗi giá trị với nhiều hình thức tín dụng linh hoạt phù hợp, cung ứng đầy đủ kịp thời nguồn vốn lưu động thường xuyên cho phép doanh nghiệp duy trì phát triển ổn định và có hiệu quả hoặc cung ứng vốn với thời hạn dài để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng cơ sở kinh doanh,…; cho phép người nông dân có nguồn vốn để đầu tư vật tư, kỹ thuật cải thiện năng suất, chất lượng nông sản,... Việc mở rộng thị trường tài chính dịch vụ theo cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng làm gia tăng thêm nhiều các NHTM hoạt động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn với mức chi phí hợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho toàn chuỗi.

Xét về mặt hiệu quả, việc mở rộng cấp tín dụng đối với chuỗi giá trị không chỉ mang lại lợi ích cho các tác nhân tham gia chuỗi mà nó còn giúp cho các NHTM mở rộng đầu tư tín dụng và phát triển ổn định. Sự đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đã buộc các NHTM phải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng khách hàng, đổi mới, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng,… Trong đó, việc nghiên cứu mở rộng cấp tín dụng, đa dạng đối tượng khách hàng là một hướng đi quan trọng, giúp NHTM không những phân tán được rủi ro mà còn góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Tiếp cận và cho vay đối với các chuỗi giá trị vừa là nghĩa vụ nhưng cũng đồng thời là cơ hội bởi đây là đối tượng hết sức tiềm năng, đặc biệt là những tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển, với số lượng lớn, nhu cầu tài trợ quy mô lớn.

Đối với nền kinh tế

Có thể nói một nền kinh tế ổn định và phát triển khi từng yếu tố cấu thành nên nó cũng phải ổn định và phát triển.Việc mở rộng tín dụng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp của các NHTM góp phần gia tăng luồng vốn được luân chuyển hiệu quả, tăng cường nhịp sản suất kinh doanh, gia tăng vòng quay vốn, một mặt thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của các tác nhân tham gia chuỗi đối với Nhà nước. Ngoài ra, việc mở rộng TDNH đối với các chuỗi giá trị buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực hoạt động của mình, từ đó tăng cường tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần làm cho mọi nguồn lực về vốn được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đối với mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp nghiệp

Theo Nguyễn Thanh Nhàn và ctg (2014), các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng có thể được xem xét trên 3 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố thuộc về bản thân của các NHTM, nhóm các nhân tố thuộc về các

khách hàng của ngân hàng và nhóm các nhân tố từ môi trường vĩ mô. Vì vậy, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp, cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp là: nhóm nhân tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi, nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM, nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước và nhóm nhân tố khác.

1.3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi

- Tác nhân tham gia chuỗi là doanh nghiệp, các nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng sẽ là: ngành nghề kinh doanh, lịch sử tín dụng, năng lực lãnh đạo (Đặng Thị Huyền Hương, 2014), thời gian hoạt động của doanh nghiệp, qui mô hoạt động, tài sản đảm bảo, khả năng lập dự án, minh bạch báo cáo tài chính (Nguyễn Hồng Hà và ctg, 2013).

- Tác nhân tham gia chuỗi là hộ nông dân thì các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng là: số thành viên trong gia đình, diện tích canh tác, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ và tài sản thế chấp (Đặng Thanh Sơn, 2012).

1.3.2. Nhóm yếu tố về đặc điểm của NHTM

Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng thuộc về bản thân hệ thống NHTM, theo Nguyễn Thanh Nhàn và ctg (2014) gồm quy mô hoạt động của ngân hàng, chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng của ngân hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng và rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn có các nhân tố ảnh hưởng gồm thời hạn cho vay, lãi suất, thủ tục vay vốn (Nguyễn Hồng Hà và ctg, 2013).

Hoạt động cung ứng vốn tín dụng là hoạt động thường xuyên của các NHTM và khi doanh nghiệp/hộ sản xuất tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi, về lãi suất, về phương thức vay vốn, về thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, nguồn gốc vốn tín dụng an toàn và hợp pháp. Vì vậy, nếu số lượng và quy mô các NHTM lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn

tín dụng. Ngoài ra, khi số lượng các NHTM tăng lên thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng sẽ tốt hơn, người sản xuất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Qua đó, hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn.

1.3.3. Nhóm yếu tố về chính sách Nhà nước

Theo Khúc Thế Anh và Đào Thị Thu Trang (2015), chính sách cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là quan điểm của nhà nước trong từng thời kỳ về cho vay đối với hệ thống các sản phẩm nông nghiệp nông thôn thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính sách này sẽ định hướng hoạt động cho vay đối với chuỗi sản phẩm của khu vực nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình tiếp cận các dịch vụ tài chính, từ đó giải quyết các nhu cầu về vốn đối với khu vực này. Tùy theo tình hình phát triển nền kinh tế mà Chính phủ có những định hướng khác nhau: một số thời kỳ tập trung hỗ trợ nông dân sản xuất và chế biến lúa gạo, một số thời kỳ hỗ trợ phát triển các cây lương thực trên cả nước, một số thời kỳ tập trung chế biến các sản phẩm có thể xuất khẩu,… Những chính sách này đã góp phần ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, đồng thời thể hiện quan điểm phát triển của Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nói dung và đối với các chuỗi giá trị trong nông nghiệp nói riêng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế của nông sản Việt Nam, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.

1.3.4. Nhóm yếu tố khác

1.3.4.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu ở mỗi vùng miền thích hợp trồng các loại nông sản đặc trưng. Do đó, việc tiếp cận vốn và sử dụng vốn sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư sản xuất nông sản đặc trưng ở vùng miền đó.

1.3.4.2. Thị trường tiêu thụ

Nếu thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa tốt sẽ có tác động lớn đến đầu ra của nông sản. Vì vậy, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa sống còn đối với nông sản, do đó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho nông sản, qua đó giúp việc sử dụng nguồn vốn tín dụng sẽ hiệu quả.

1.3.4.3. Môi trường vĩ mô

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM (Nguyễn Thanh Nhàn và ctg, 2014); môi trường pháp lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của NHTM, môi trường pháp lý rõ ràng sẽ tạo đều kiện cho NHTM phát triển các hoạt động cho vay

1.4. Tăng cường hạn chế rủi ro trong mở rộng cho vay

Mở rộng cho vay nền kinh tế nói chung và mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp luôn gắn với rủi ro cho vay. Do vậy một khi mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp cần được tính toán thận trọng để có thể hạn chế rủi ro cho vay.

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của NHTM và là nghiệp vụ phức tạp và rất nhạy cảm, đối diện với rủi ro nhiều hơn so với các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Do đó khi mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người vay, cho ngân hàng và cho nền kinh tế nhưng cũng đồng thời là mở rộng nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng. Những tiềm ẩn đó thể hiện có thể cho vay nhưng không thu hồi được nợ ở những mức độ khác nhau cho đến mất vốn. Những biến cố rủi ro đó có thể do ngân hàng, do khách hàng, do cơ chế, do những nguyên nhân bất khả kháng. Vì vậy một trong những điều quan trọng là song song, gắn liền với việc mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp ngân hàng cần tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro cho vay. Phòng ngừa rủi ro cho vay nhằm hạn chế rủi ro cũng chính là nâng cao an toàn hiệu quả trong cho vay và cũng chính là cơ sở để đảm bảo mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp.

1.5. Bài học kinh nghiệm mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nghiệp

1.5.1. Kinh nghiệm thực tiễn về cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp của một số Ngân hàng nghiệp của một số Ngân hàng

1.5.1.1. Cho vay đối với chuỗi giá trị gạo và cà phê của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp nghiệp

Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ban hành Ở Lào, việc ban hành Cơ chế kinh tế mới (NEM) đã mở cửa thị trường quốc tế và thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia. NEM là một hệ thống cơ chế kinh tế gắn liền với các nguyên tắc thị trường, trong đó giá được xác định bởi nhu cầu thị trường và cải cách chính sách hướng tới sự tin cậy ngày càng tăng trong thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. NEM đã có tác động đáng kể đến nông nghiệp, đặc biệt trong việc sản xuất gạo và cà phê. Trước NEM, ở Lào không có chuỗi giá trị đúng nghĩa nào đối với lúa gạo vì điều kiện canh tác lúc đó là tự cung tự cấp. Người nông dân chỉ đơn thuần mang sản phẩm đến các nhà máy sau đó gạo được tiêu thụ bởi gia đình hoặc một phần được bán cho những nhà buôn. Sự xuất hiện của NEM đã tạo các chuỗi giá trị gạo, các công ty tư nhân cung vật tư, đầu vào cho nông dân hạt giống, phân bón hữu cơ và khi thu hoạch, các công ty này sẽ thu mua gạo để xuất khẩu hoặc bán trong nước và quyết toán các khoản vay với người nông dân. Những nhà nghiên cứu cho rằng, chiến lược thương mại hóa này làm tăng thu nhập của nông dân và đóng góp vào thu nhập từ xuất khẩu gạo của Lào. Với NEM, Chính phủ Lào đã có những chỉ đạo đối các NHTM của Lào tập trung cho vay nông nghiệp. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (APB) là , một ngân hàng quốc doanh, ngoài việc hoạt động như một NHTM thì APB còn có nhiệm vụ phải thực hiện các chính sách của nhà nước cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, cung cấp tín dụng đặc biệt cho các nông hộ nhỏ, điều này ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động của APB. . Khi thực hiện NEM việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp của APB đã có những thay đổi, đó là tập trung

cho vay phát triển lúa và cà phê với mức lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất cho vay thương mại. Tuy nhiên, ngoài chức năng là một NHTM, APB còn phải thực hiện các chính sách của nhà nước nên sẽ là một trở ngại cho hiệu quả tổng thể. Việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp được thực hiện theo định hướng của chính phủ hơn là theo nhu cầu của người đi vay vì các chương trình cho vay nông nghiệp này thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 37)