Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 50 - 54)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.5.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bến Tre

Từ những trường hợp thực tiễn cho vay theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của các NHTM ở một số nước và ở một số địa phương tại Việt Nam cho thấy, ngành ngân hàng không những giải quyết vấn đề về vốn đầu tư tín dụng cho nông nghiệp mà còn hướng sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, liên kết hiệu quả, có tính cạnh tranh cao, theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; từng bước nâng cao đời sống nông dân và thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, qua kinh nghiệm cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp của một số nước trên thế giới cho thấy hình thức cho vay phổ biến trong chuỗi giá trị nông nghiệp là mô hình tín dụng thương nhân, trong đó các nhà sản xuất nhỏ không có liên kết trực tiếp với thị trường và thiếu thông tin về giá thị trường. Sự có mặt của các nhà buôn và những người trung gian khác trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi làm tăng giá cả hàng hoá nhưng không đem lại lợi ích cho nông dân. Vì lý do này, các chính phủ và một số doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện phương thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm để loại bỏ sự tham gia của thương nhân và người trung gian, do đó làm giảm giá nông sản. Ngoài ra, tham gia mô hình này, nông dân được tiếp cận với công nghệ và được hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo số lượng và chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu. Nông dân cũng có thể tiếp cận với thông tin thị trường để đảm bảo rằng họ có được sự chia sẻ hợp lý trong việc gia tăng giá trị của chuỗi. Hợp đồng bao tiêu là xu hướng mới trong việc hỗ trợ chuỗi giá trị mặc dù những kinh nghiệm ban đầu đã cho thấy những kết quả khác nhau. Mặc dù có nhiều thành công từ các chương trình này, nhưng rõ ràng là một khoảng

cách lớn giữa cung và cầu tín dụng vẫn còn tồn tại và cần được giải quyết. Thiếu tài chính tại một liên kết của chuỗi sẽ gây ra một trở ngại lớn đối với sự tăng trưởng và mở rộng toàn bộ chuỗi như ở Lào, nơi không đủ nguồn tài chính ở thời kỳ hậu sản xuất nên doanh nghiệp không có vốn để thu mua sản phẩm, buộc nông dân bán chúng ở những nơi khác và chịu giá thấp hơn giá thị trường. Sự can thiệp của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp là cần thiết, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ can thiệp từ mức tối thiểu như ở Indonesia, Thái Lan, đến mức sâu hơn và quá trình tác nghiệp như ở Việt Nam và Lào cho thấy mức độ thành công trong cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp cũng khác nhau.

Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp như sau:

- Sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tạo ra một môi trường chính sách và môi trường điều tiết phù hợp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết (ví dụ như cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường nông thôn ra thị trường, kho bãi và các cơ sở sau thu hoạch khác, nghiên cứu và phát triển, đào tạo và khuyến nông, tiếp thị và tài chính) sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tạo thuận lợi cho dòng chảy tài chính trơn tru trong chuỗi và sẽ làm tăng giá trị của chuỗi.

- Sự tham gia của các ngân hàng tư nhân trong việc cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tài chính cho ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho chuỗi giá trị nông nghiệp tăng trưởng và mở rộng. Trong đó phương thức chứng từ lưu kho nên được phổ biến và phát triển như là một chương trình cho vay sau thu hoạch vì nó đảm bảo giá cao hơn cho sản phẩm do lưu trữ kéo dài.

- Giá trị tăng thêm tại các khâu trong chuỗi phải được phân bổ một cách công bằng giữa các chủ thể trong chuỗi, chứ không phải chỉ tập trung vào những nhà sản xuất nhỏ, những người thường có xu hướng lạm dụng giá.

- Chính phủ có thể tham gia vào các doanh nghiệp nông nghiệp để thực hiện vai trò hỗ trợ, nếu xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, cần thực hiện việc cạnh tranh lành mạnh và công bằng với khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nên được hưởng nhiều ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân.

- Cần can thiệp về tài chính khi cần thiết, chứ không chỉ tập trung vào sản xuất. Nguồn vốn cho chế biến và tiếp thị đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng và mở rộng chuỗi sản phẩm từ thị trường nội địa đến xuất khẩu. Do đó, các khoản vay không nên chỉ giới hạn trong khoản vay ngắn hạn, cho vay sản xuất mà còn phải bao gồm các khoản vay lớn hơn, có kỳ hạn dài hơn, để đầu tư vào các thiết bị và máy móc nông nghiệp, vận chuyển, kho bãi, các cơ sở chế biến sau thu hoạch.

- Cần quan tâm việc tổ chức nông dân thành các nhóm và tạo điều kiện liên kết trực tiếp với thị trường thông qua hợp đồng bao tiêu nhằm giảm thiểu các hoạt động trung gian không cần thiết và chi phí, do đó làm tăng tiềm năng thu nhập cho các nhà sản xuất nhỏ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị nông nghiệp và cơ sở lý luận về cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp, có hai hình thức cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp, ở mỗi hình thức có các phương thức cho vay khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng để phát huy những mặt tích cực của các nhân tố, hạn chế được các mặt tiêu cực từ đó nâng cao hiệu quả cho vay. Vì vậy, chương này đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Từ tổng quan các lý thuyết, chúng ta có cái nhìn khái quát về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp để từ đó vận dụng và phân tích thực trạng cho vay chuỗi giá trị trong nông nghiệp của Agribank Bến Tre ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)