Nguyên nhân từ khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 79 - 81)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.4.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng

 Yếu kém trong năng lực tài chính

- Đối với doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối:

+ Yếu kém trong trong quản lý dòng tiền sẽ gây ra hậu quả nghiêm như: không chi trả đúng hạn các khoản nợ, mất khả năng thanh toán, mất cân đối tài chính (sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn)...

+ Dự báo thị trường không chính xác, gây ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối.

+ Nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nợ vay và vốn chiếm dụng của hộ nông dân, thời gian chậm trả kéo dài.

- Đối với hộ nông dân: vốn đối ứng khi tham gia vào phương án vay vốn thấp, không đủ tỷ lệ tối thiểu của ngân hàng yêu cầu, chiếm dụng của các cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, con giống, hoặc thời gian chậm trả kéo dài

 Nguyên nhân hạn chế trong năng lực quản lý, điều hành:

- Đối với doanh nghiệp đầu mối tham gia chuỗi giá trị ở khu vực nông thôn: còn điều hành theo phương thức truyền thống, gia đình, còn nhập nhằng lợi nhuận của doanh nghiệp với nguồn thu nhập của gia đình. Điều này một phần là do nguyên nhân yếu kém từ phía nội tại các doanh nghiệp như trong khâu xây dựng phương án kinh doanh, thiếu báo cáo tài chính, kế toán lành mạnh…

- Đối với hộ nông dân: Trình độ thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm khó thay đổi của nông dân như: yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ liên kết.

 Nguyên nhân lỏng lẻo trong liên kết trong chuỗi giá trị nông nghiệp:

Do nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất theo chuỗi giá trị của người nông dân và doanh nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó, chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không được quy định cụ thể nên không xử lý được các tranh chấp hợp đồng nên tình trạng phá vỡ hợp đồng trong liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp thường xuyên xảy ra làm mất lòng tin lẫn nhau. Mặc khác, cơ chế về công khai, minh bạch thông tin còn chưa rõ ràng nên nông dân và doanh nghiệp chưa thật sự hiểu nhau.

Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ: Do tỉnh Bến Tre chưa hình thành được vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Mặc dù người nông dân vốn chịu thương chịu khó nhưng sản xuất cơ bản vẫn dựa trên kinh nghiệm là chính, khả năng đầu tư cho sản xuất, mở rộng quy mô rất hạn chế.

 Nguyên nhân công nghệ, kỹ thuật còn thấp:

- Đại bộ phận hộ nông dân còn canh tác, chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chỉ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm mà chưa áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi theo chuẩn VietGAP, VietGAHP... :

+ Trồng trọt: lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón

- Chưa nắm bắt được các thông tin về thị trường, cũng như chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra.

 Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng chưa cao:

Mặc dù phần lớn khách hàng tham gia chuỗi liên kết nông nghiệp đều có lợi nhuận đáng kể, song vẫn còn một bộ phận khách hàng có hiệu quả sản xuất thấp, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Về mặt khách quan: đất trồng ở một số vùng kém màu mỡ; thời tiết bất lợi; tình hình sâu bệnh phổ biến. Ngoài ra, đối với sản phẩm của cây bưởi, dừa giá cả thị trường trên thế giới thường xuyên biến động khó lường, có những thời điểm giá bưởi, dừa xuống quá thấp làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và doanh thu của những người trồng trọt và sản xuất.

- Về mặt chủ quan:

+ Sự đầu tư trong từng công đoạn của chuỗi sản xuất bao gồm: cây giống - trồng trọt – chăm sóc – khai thác, chế biến – bảo quản - tiêu thụ vẫn còn phát triển mang tính tự phát, thiếu gắn kết chặt chẽ với nhau, gây rủi ro bất ổn về giá cả cho nông hộ và rủi ro nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến.

+ Một số chủ hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao.

+ Mặt khác, khi giá nông sản tăng cao, các nông hộ thường sử dụng phân bón hóa học để kích thích tăng trưởng, sử dụng kỹ thuật làm tăng trọng lượng sản phẩm, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)