TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

CAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Với những lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa với các loại nông sản ưu thế so với các vùng khác như: Cà phê, chè, bò sữa, rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới. Nhằm phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, Lâm Đồng đã xác định Chương trình phát triển NNCNC là một trong những chương trình kinh tế trọng tâm từ năm 2004.

Để có cơ sở phát triển NNCNC thì UBND tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng các tiêu chí sản xuất NNCNC đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn như rau, hoa, chè, cà phê, chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước lạnh kèm theo quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 01/12/2014. Nhờ có sự tập trung đầu tư đúng hướng, và hiệu quả mang lại kinh tế cao mà diện tích và số lượng nuôi trồng sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất đã tăng nhanh. Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao đến 31/12/2016 là 52.580 ha, chiếm 19,8% diện tích đất canh tác. Trong đó diện tích trồng rau công nghệ cao là 19.622 ha (chiếm 37%), diện tích trồng cà phê là 19.736 ha (chiếm 38%), còn lại là các các loại cây khác như hoa, chè, lúa.

(Nguồn: Báo cáo diện NNCNC của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Về chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao thì tổng đàn bò sữa đến cuối năm 2016 là 19.284 con, sản lượng sữa tươi đạt 69.884 tấn, tập trung chủ yếu tại 2 huyện là Đơn Dương và Đức Trọng. Diện tích nuôi cá nước lạnh cũng tăng nhanh và đến cuối năm 2016 sản lượng nuôi cá tầm, cá hồi đạt 255 tấn, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Lạc Dương.

Chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được xác định là 1 trong 9 chương trình trọng điểm nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 20204. Chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã tạo bước đột phá mới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông- lâm nghiệp bình quân 5 năm qua đạt 9,8%, góp phần vào sự tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 14,2%.

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2016 36.151 40.315 43.313 47.133 53.852 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê giai đoạn 2012-2016 của Cục thống kê Lâm Đồng)

4

UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014), Phụ lục I. 37% 5% 12% 38% 8%

Biểu đồ 2.1: Diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đến 31/12/2016 Rau Hoa Chè Cà phê Lúa

Năm 2016, tỷ trọng nông- lâm nghiệp chiếm 48,24% trong cơ cấu kinh tế; giá trị sản xuất bình quân đạt 122,2 triệu đồng/1ha đất canh tác; công nghệ sinh học phát triển mạnh với gần 50 cơ sở nuôi cấy mô, sản lượng 18- 21 triệu cây giống cấy mô các loại/năm, cùng các cơ sở gieo ươm cung cấp trên 1,5 tỷ cây giống/năm, chủ yếu là giống rau, hoa, cây dược liệu với chất lượng cao; diện tích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đạt 6.407 ha.

Bước đầu đã quy hoạch được vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, dâu tây, chè, chăn nuôi- thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội; thực hiện lồng ghép được nhiều chương trình phát triển kinh tế- xã hội với phát triển NNCNC.

Nguồn vốn đầu tư phát triển NNCNC trong giai đoạn vừa qua được tài trợ từ 4 nguồn chính là từ Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, Vốn tín dụng ngân hàng, Vốn huy động từ doanh nghiệp và phần vốn đóng góp của nhân dân, cự thể như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Nội dung chỉ tiêu Tổng cộng Tỷ lệ %

I Vốn đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc 330 1,48

1 Vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình 20 2 Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 310

II Vốn tín dụng (doanh số cho vay) 5.673 25,45

III Vốn huy động từ doanh nghiệp 6.009 26,95

IV Vốn huy động đóng góp của nhân dân 10.283 46,12

TỔNG CỘNG 22.295

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn vốn cho NNCNC của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy trong tổng nguồn vốn đầu tư cho NNCNC thì nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 46,12% tổng nguồn vốn, trong khi đó nguồn vốn tín dụng chỉ chiếm 25,45%, đây có thể nói là một con số còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.

Chương trình NNCNC là một chủ trương đúng đắn đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện tổ chức lại sản xuất, hình thành các liên minh sản xuất có hiệu quả. Thông qua việc ứng dụng có kết quả các yếu tố

giống, công nghệ tưới, kỹ thuật canh tác đã nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập trên đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)