Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 68)

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao theo chiều sâu trên diện tích công nghệ cao hiện có, đặc biệt là các công nghệ mới trên thế giới như: nhà kính điều khiển tự động; hệ thống bón phân thông minh; ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi sinh trưởng và quản lý dịch bệnh, kiểm soát chất lượng; công nghệ nano; truy xuất nguồn gốc; công nghệ tự động hóa; hệ thống tự động hóa trong thu hoạch, phân loại, đóng gói, làm sạch, bảo quản nông sản,... Trong đó, phát triển theo chiều rộng bằng việc mở rộng diện tích ứng dụng những công nghệ phổ biến và cho hiệu quả kinh tế rõ rệt (nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tự động.

- Phát triển sản xuất giống cây trồng chất lượng cao bằng công nghệ nuôi cấy mô thực vật phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong tỉnh, hướng tới trở thành trung tâm giống cây trồng invitro phục vụ sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo giống cây trồng mới, sản xuất phân bón, sản xuất các chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật; bảo quản nông sản và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Nhập khẩu và phát triển các vật liệu mới phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu thị trường; ứng dụng

công nghệ thông tin để thực hiện các biện pháp theo dõi, quản lý sinh trưởng, chăm sóc cây trồng và quản lý chất lượng.

- Nâng cao năng lực cho các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh; đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất.

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế để phát huy các thế mạnh về công nghệ, nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ do các các tổ chức nước ngoài hỗ trợ.

- Đầu tư, đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Dương với diện tích 221,32 ha; Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú, huyện Đức Trọng để ưu tiên thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản; hình thành 08 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung (với diện tích khoảng 1.912 ha) để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành ngành hàng sản xuất rau hoa hiện đại, đủ sức cạnh tranh khi tham gia thị trường thế giới. Hình thành khoảng 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí với tổng diện tích khoảng 3.340 ha, phát triển các liên kết giữa khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung của các doanh nghiệp với các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của người dân; chủ động tiếp cận với các thị trường cao cấp, có giá trị cao trong nước và thế giới.

- Xây dựng Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản phẩm nông nghiệp tầm quốc gia và quốc tế. Hình thành các không gian nông nghiệp sạch, kết nối với các vùng nông nghiệp phụ cận trên cơ sở chuyển đổi các mô hình nông nghiệp hiện nay theo hướng giảm thiểu mức tác động của hóa chất đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nhà kính một cách phù hợp. Phấn đấu đưa Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương đạt tiêu chí huyện nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2020.

- Ưu tiên phát triển những thế mạnh của Lâm Đồng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển công nghệ tin học, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng vật liệu mới; công nghệ kiểm soát chất lượng...

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch canh nông, làng hoa, làng nghề truyền thống, làng đô thị xanh để kết nối với

các đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm, tiến tới hình thành không gian nông nghiệp sạch trong đô thị xanh.

3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

3.1.2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước trong thời gian tới là: “Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài..”

Còn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là: “Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích; mở rộng liên kết sản xuất, hình thành và phát triển chuỗi giá trị, tổ chức mạng lưới thu mua tiêu thụ nông sản hợp lý, giảm khâu trung gian, tăng thu nhập cho nông dân, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.”

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Theo quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/04/2017 của UBND tỉnh Lâm Đông về Kế hoạch thực hiện NQ số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, thì mục tiêu cụ thể của phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là:

- Đến năm 2020, có 75% trong tổng số 20.000 ha canh tác rau ứng dụng công nghệ cao; 90% diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao (tổng diện tích trồng hoa là 2.800ha).

- Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 35% - 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân trên 40% so với doanh thu.

- Quy mô đàn bò lai Zêbu hướng thịt chiếm 75% và đàn bò thịt chất lượng cao (gồm bò lai Sind hướng thịt cao sản và bò thịt cao sản nhập ngoại) chiếm 35% đến 40% tổng đàn; đàn bò sữa thuần đạt 50.000 con.

- Sản lượng cá nước lạnh đạt khoảng 2.000 tấn/năm.

- Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

3.1.3. Mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Agribank Lâm Đồng xác định mục tiêu chung trong gia đoạn 2016 -2020 là:

“Giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu trên địa bàn, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; Có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn”.

Trong hoạt động tín dụng Agribank Lâm Đồng cũng xác định mục tiêu chính trong giai đoạn này là: Tập trung tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được chất lượng tín dụng và phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiếp tục rà soát thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; Tập trung ưu tiên vốn cho các đối tượng ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước như:

- Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ (Trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch);

- Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

*/ Mục tiêu cụ thể của Agribank Lâm Đồng trong gian đoạn tới là:

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 14% - 18%, trong đó đặc biệt chú trọng giải ngân gói 50.000 tỷ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 90%/ tổng dư nợ. - Nâng tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp chiếm 35%/ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

- Khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG.

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy trình, chính sách tín dụng:

Ảnh hưởng của quy trình, chính sách tín dụng đến việc phát triển tín dụng là rất lớn. Hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tế mà quy trình, chính sách tín dụng chưa bao quát, chưa giải quyết hết được. Do đó, quy trình, chính sách tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng:

- Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Nghiên cứu rút gọn quá trình thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục, tối thiểu giấy tờ nhằm thuận tiện cho khách hàng, tránh làm mất thời gian của khách hàng và không làm phiền khách hàng phải viết quá nhiều mẫu biểu khi giao dịch ngân hàng.

- Cập nhật và triển khai kịp thời các gói cho vay lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Agribank.

- Cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ khâu cung ứng đầu vào - sản xuất - chế biến tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án để đẩy mạnh dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao …

- Thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường, nghiên cứu kỹ tình hình cạnh tranh về lãi suất huy động, cho vay, các hình thức khuyến mãi, các sản phẩm cùng loại, mức phí và ưu đãi của các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế của thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng không làm trái với quy định của chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước.

- Bổ sung, điều chỉnh bộ định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng đối tượng cây, con cụ thể nhằm tăng suất đầu tư cho phù hợp với thực tiễn; Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sát thực tế đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn có nhiều điểm khác biệt so với các loại sản xuất nông nghiệp thông thường.

- Nới lỏng quy định về cho vay tín chấp với các khách hàng truyền thống có uy tín; Kết hợp một cách linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay theo hướng mở rộng cho vay không có tài sản bảo đảm và danh mục tài sản bảo đảm (vườn cây cà phê, hệ thống nhà kính…)

- Tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, thường xuyên phân tích thực trạng dư nợ tại chi nhánh để xác định khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời. Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu. Thực hiện cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ); cho vay khắc phục rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh), xử lý khoanh nợ, giãn nợ... theo đúng quy định.

3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Vì đặc thù của dịch vụ ngân hàng là dễ bắt chước nên nếu như trình độ công nghệ của các ngân hàng là tương đương thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Do đặc thù hoạt động trên địa bàn nông thôn rộng lớn, món vay nhỏ lẻ nhiều dẫn tới tình trang quá tải trong công việc, một bộ phận cán bộ tín dụng còn có trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu hạn chế. Để khắc phục được tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung một số việc như:

- Tuyển dụng cán bộ: Cần có chính sách thu hút tuyển dụng như ưu tiên các sinh viên khá giỏi, có kiến thức tốt, am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh tế xã hội. Song song với quá trình tuyển dụng cán bộ mới, có thể thanh lọc thay thế, luân chuyển cán bộ cũ nếu làm việc không đạt yêu cầu, không kể quyền hạn chức vụ. Bên cạnh

đó có thể tuyển dụng, thu hút cán bộ có năng lực, có kinh kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, am hiểu thị trường từ các ngân hàng khác.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cần đổi mới công tác đào tạo, tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Đa dạng hóa hình thức đào tạo: khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ. Phát huy hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo. Thường xuyên đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên như kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng bán hàng.

- Bố trí nguồn nhân lực: Kiểm tra đánh giá lại năng lực cán bộ thường xuyên để sắp xếp công việc cho phù hợp hơn. Luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay. Tuy nhiên việc luân chuyển phải đảm bảo việc phục vụ khách hàng không bị thay đổi, không bị ảnh hưởng do cán bộ mới thực hiện.

Với số lượng khách hàng cá nhân chỉ tính riêng khách hàng vay thì mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý bình quân 457 khách hàng vay. Như vậy, cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian này là khá căng thẳng, quá tải. Vì vậy cần bố trí đủ và phân công công việc cho cán bộ tín dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ tín dụng có đủ thời gian nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin khách hàng, phân tích đánh giá cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh, định hướng chiến lược, tham mưu cho ban lãnh đạo.

- Chế độ đãi ngộ, thưởng phạt: Cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ, thưởng phạt xứng đáng, công bằng, rõ ràng, tránh tình trạng cào bằng. Xây dựng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao, có sáng kiến đóng góp phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng hiệu quả quỹ khen thưởng để khích lệ, động viên người lao động trong việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, giảm nợ xấu…

Ngoài ra, cần kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo nhân sự quản lý có đủ năng lực và trình độ quản

trị, điều hành hoạt động kinh doanh, gắn bó, am hiểu địa phương. Chú trọng việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 68)