ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 52)

NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG:

2.4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lầm Đồng:

2.4.1.1. Các nhân tố khách quan:

- Khách hàng vay vốn:

Hiện tại khách hàng vay vốn chủ yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là khách hàng cá nhân, 100% khách hàng vay nông nghiệp công nghệ cao tại chi nhánh là khách hàng cá nhân. Điều này cũng ảnh hưởng tới quy mô của các khoản vay cũng bị hạn chế.

- Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm trên 7% (Biểu đồ 2.8) cao hơn mức bình quân chung của cả vùng.

Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trƣởng GRDP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2014-2016, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng)

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu các khu vực trong tổng sản phẩm trên địa bàn Lâm Đồng giai đoan 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2014-2016, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng)

Thông qua biểu đồ 2.9. ta có thế thấy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trong lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn luôn duy trì ở mức từ 42%-43%, cho thấy vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp.

- Môi trường pháp lý:

Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý tại Việt Nam đang được hoàn thiện dần và tiệm cận với các quy chuẩn cũng như thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, trong đó có quy định cho vay ngắn hạn lãi suất ưu tiên đối với các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó bao gồm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xác định đối tượng nông nghiệp công nghệ cao thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp kèm theo quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017. 43% 18% 39% NĂM 2014 43% 21% 36% NĂM 2015 42% 21% 37% NĂM 2016

Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản Khu vực công nghiệp - xây dựng

- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát triển NNCNC là một chủ trương được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 kèm theo quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có những chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nới rộng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên tới 80% giá trị của dự án, phương án của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo các mô hình liên kết.

2.4.1.2. Các nhân tố chủ quan:

- Cơ cấu nguồn vốn:

Agribank hiện tại là ngân hàng duy nhất 100% vốn Nhà nước, vốn chủ sở hữu đến 31/12/2016 của Agribank là 49.231 tỷ đồng5, đây là cơ sở để Agribank có thể đầu tư vào những dự án có quy mô lớn, cũng là cơ sở để Agribank có thể đầu tư trang bị kỹ thuật cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, giúp cho hoạt động kinh doanh của Agribank hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thông qua bảng 2.14 ta có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016 nguồn vốn huy động tại Agribank Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng khá, năm 2015 là 13,96% và năm 2016 là 15,07% nhưng hiện tại nguồn vốn huy động tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu về vốn tại địa phương, chi nhánh vẫn phải vay vốn từ trụ sở chính. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong giai đoạn 2014 – 2016 có xu thế tăng mạnh hơn so với các nguồn khác ( năm 2015 là 22,24%, năm 2016 là 22,12%) điều này giúp cho nguồn vốn tại chi nhánh có tính ổn định hơn, giúp cho chúng ta có thể đẩy mạnh việc cho vay các khoản vay trung dài hạn trong đó có các khoản vay NNCNC, ngược lại thì đây là các khoản huy động vốn có lãi suất cao dẫn tới sẽ ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn của chi nhánh.

Bảng 2.14. Cơ cấu nguồn vôn huy động tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016

Đvt: Tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2015/2014 2016/2015

2014 2015 2016 +, - % +, - +, - % +, -

1 Tiền gửi không kỳ hạn

1.165 1.584 1.648 419 35,97% 64 4,04% 2

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 4.196 4.353 5.004 157 3,74% 651 14,96% 3

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 2.082 2.545 3.108 463 22,24% 563 22,12% Tổng cộng 7.443 8.482 9.760 1.039 13,96% 1.278 15,07%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014,2015,2016

- Chính sách, quy trình tín dụng của Agribank tỉnh Lâm Đồng:

Agribank Lâm Đồng không ngừng hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng theo hướng đa dạng hóa hình thức cho vay, đối tượng cho vay được mở rộng; mức tài trợ trên một dự án vay vốn tăng lên; thời gian thẩm định dự án, phương án được rút ngắn; đơn giản thủ tục, vận dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay, chủ động triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như giảm, miễn lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

- Cán bộ tín dụng:

Đến 31/12/2016 tổng số CBTD tại chi nhánh là 119 người, chiếm 29,68% trên tổng số CBCNV của toàn chi nhánh (Bảng 2.15), Agribank Lâm Đồng đã luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, phong cách giao dịch chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở. Hàng năm Agribank Lâm Đồng đều bố trí cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn. Đến cuối năm 2016, Agribank Lâm Đồng đã có 1 tiến sỹ kinh tế, 30 thạc sỹ. Đa số đội ngũ CBTD đều được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành với khả năng tư duy, nắm bắt kiến thức mới tương đối tốt.

Bảng 2.15. Dƣ nợ theo cán bộ tín dụng tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016

Đvt: Người, tỷ đồng, %.

STT Năm Tình hình CBCNV Bình quân 1 CBTD quản lý Tổng số CBTD Tỷ lệ Số khách hàng Dƣ nợ

1 Năm 2014 390 116 29,74% 473 102

2 Năm 2015 393 111 28,24% 476 92

3 Năm 2016 401 119 29,68% 457 118

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014,2015,2016

- Thông tin cho vay:

Hiện tại, các nguồn thông tin tín dụng hiện nay chưa thật sự có nhiều ý nghĩa khi quyết định các khoản vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một phần là do quy định hiện hành về quy trình thu thập thông tin và cách thức hoạt động của hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ RMS của Agribank, mặt khác nông dân là đối tượng khách hàng ít có những thông tin cá biệt như là các tổ chức, doanh nghiệp. Thông tin tín dụng khách hàng hiện tại được khai thác qua cổng thông tin của trung tâm CIC. Với những thông tin thu thập trong quá trình thẩm định, CBTD làm căn cứ để đề xuất mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng đối tượng cụ thể.

- Nền tảng công nghệ:

Với việc triển khai thành công hệ thống giao dịch trực tuyến IPCAS từ năm 2008 và việc hệ thống công nghệ thông tin của Agribank Lâm Đông không ngừng được cải tiến hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong xử lý công việc. Tỷ lệ giao dịch được tự động hóa lên tới 65% đã phần nào đáp ứng được việc tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng và số lượng giao dịch trong thời gian qua.

Hiện tại Agribank Lâm Đồng đang trú trọng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại như các sản phẩm E- Banking, Internet Banking, Mobile Banking.

- Về các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Hiện nay, thủ tục xác lập tiêu chuẩn “công nghệ cao” còn chưa rõ ràng, do đó đối tượng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn lẫn chung với cho vay nông nghiệp nông thôn, chỉ được phân loại dựa vào thời gian cho vay và đối tượng

cho vay là đầu tư nhà kính, nhà lưới nên thực tế số lượng cho vay đối tượng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ không xác định được chính xác. Như vậy, nếu các tiêu chí cho vay đối với nhóm khách hàng này chưa được Chính phủ, các ban ngành và ngân hàng nhà nước quy định rõ ràng thì các ngân hàng thương mại buộc phải thực hiện cho vay theo những quy định chung tại Nghị định 55 về cho vay nông nghiệp, nông thôn. Nếu điều này xảy ra sẽ gây xung đột về chính sách ưu đãi, giảm tính cạnh tranh, đồng thời cũng bỏ qua nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới của các ngân hàng thương mại.

Khi đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phần lớn là đầu tư vào trang bị tài sản cố định là các mô hình nhà kính, nhà lưới, cây giống, máy móc thiết bị hiện đại... tuy nhiên việc thế chấp tài sản bằng các mô hình nhà kính, nhà lưới này chưa được các ngân hàng chấp nhận, do các cơ quan ban ngành chưa có cơ chế cho đăng ký giao dịch bảo đảm bằng các mô hình này, vì vậy việc vay vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, nông hộ cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời có cơ chế riêng đối với khách hàng vay vốn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp và được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, còn đối với cá nhân vẫn chưa có tiêu chí để đánh giá thuộc đối tượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để hưởng ưu đãi cho vay.

Nông dân có đất nông nghiệp, nhưng đất nông nghiệp khi định giá thế chấp phải theo khung giá của UBND Tỉnh ban hành, giá rất thấp so với giá thị trường. Vì vậy, những người nông dân này không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của Agribank Lâm Đồng, hoặc nếu vay thì không đủ để đầu tư theo kế hoạch.

Tỷ lệ tăng dư nợ của Agribank Lâm Đồng có xu hướng bị giảm xuống do phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh từ 13 tổ chức tín dụng và 3 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn. Mức độ cạnh tranh lôi kéo khách hàng giữa các tổ chức tín dụng ngày càng diễn ra khốc liệt không chỉ ở các địa bàn trung tâm, đô thị mà ngay cả ở địa bàn nông thôn, địa bàn truyền thống của Agribank. Bên cạnh đó, chính phủ thực hiện nhiều chương trình cho vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó một lượng lớn khách hàng truyền thống của Agribank đã chuyển sang vay tại ngân hàng chính sách xã hội.

2.4.2. Kết quả đạt đƣợc.

2.4.2.1. Tình hình chung:

Trong giai đoạn vừa qua, Agribank Lâm Đồng luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, do đó chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai tích cực, khẩn trương và có hiệu quả để nguồn vốn có thể đến với người nông dân một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân vùng nông thôn.

- Về tình hình mở rộng và tăng trưởng tín dụng, đến 31/12/2016, tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh Lâm Đồng đạt hơn 14 ngàn tỷ đồng với hơn 65 ngàn khách hàng tiền vay, chiếm 26,3% thị phần tín dụng trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân 3 năm tương đối cao (17.55%) và vượt kế hoạch Agribank giao.

- Về lợi nhuận, lợi nhuận thu được hàng năm của Agribank Lâm Đồng năm sau đều cao hơn năm trước, là một trong số ít chi nhánh có đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống trong điều kiện hiện nay của Agribank.

- Về khách hàng: Agribank Lâm Đồng đã tạo lập được mối quan hệ với một số lượng đông đảo trên địa bàn với hơn 220 ngàn khách hàng tiền gửi và tiền vay vào cuối năm 2016. Song song với việc tìm kiếm khách hàng mới, đây là nền tảng rất tốt để Chi nhánh khai thác được tiềm năng đối với những khách hàng chưa quan hệ tín dụng, tăng trưởng và mở rộng tín dụng trên nền tảng khách hàng có sẵn.

2.4.2.2. Kết quả cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Giai đoạn 2014- 2016, sau ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Trong giai đoạn này, sự ra đời của hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đã góp phần cho tín dụng nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng mở rộng và phát triển, trở thành một lĩnh vực cho vay tương đối an toàn và hiệu quả so với các ngành kinh tế khác, và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Qua đánh giá các chỉ tiêu phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có thể thấy chi nhánh đã đạt được các kết quả như sau:

Thống kê 3 năm cho thấy số lượng khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều tăng qua các năm về cả số tương đối và số tuyệt đối (Theo bảng 2.4 ta thấy số lượng khách hàng vay vốn NNCNC năm 2015 tăng 10.94% và năm 2016 là 11,86%).

- Thứ hai là về dư nợ cho vay

Tương tự số khách hàng, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng đều tăng trưởng qua các năm, và có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay nền kinh tế (Theo bảng 2.5, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay NNCNC của năm 2015 là 18,95% so với mức tăng bình quân chung là 16,26%, năm 2016 tăng 42,87% so với mức tăng bình quân chung là 18,83%).

- Thư ba là về cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cơ cấu tỷ lệ cho vay trung, dài hạn đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn hơn nhiều so với cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay nền kinh tế (Theo bảng 2.7, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn cho vay NNCNC luôn duy trì ở mức trên 50%, năm 2014 là 52,68%, đến năm 2016 là 57,8%), do đó cải thiện được lãi suất, dẫn đến cải thiện được chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Đồng thời, cơ cấu dư nợ bình quân cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng lớn hơn cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp thông thường và lớn hơn dư nợ bình quân chung, điều này dẫn đến việc giảm được chi phí trong cho vay (Theo bảng 2.8).

- Thứ tư là về lợi nhuận từ cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 52)