Theo quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/04/2017 của UBND tỉnh Lâm Đông về Kế hoạch thực hiện NQ số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, thì mục tiêu cụ thể của phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là:
- Đến năm 2020, có 75% trong tổng số 20.000 ha canh tác rau ứng dụng công nghệ cao; 90% diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao (tổng diện tích trồng hoa là 2.800ha).
- Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 35% - 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân trên 40% so với doanh thu.
- Quy mô đàn bò lai Zêbu hướng thịt chiếm 75% và đàn bò thịt chất lượng cao (gồm bò lai Sind hướng thịt cao sản và bò thịt cao sản nhập ngoại) chiếm 35% đến 40% tổng đàn; đàn bò sữa thuần đạt 50.000 con.
- Sản lượng cá nước lạnh đạt khoảng 2.000 tấn/năm.
- Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
3.1.3. Mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Agribank Lâm Đồng xác định mục tiêu chung trong gia đoạn 2016 -2020 là:
“Giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu trên địa bàn, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; Có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn”.
Trong hoạt động tín dụng Agribank Lâm Đồng cũng xác định mục tiêu chính trong giai đoạn này là: Tập trung tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được chất lượng tín dụng và phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiếp tục rà soát thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; Tập trung ưu tiên vốn cho các đối tượng ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước như:
- Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ (Trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch);
- Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
*/ Mục tiêu cụ thể của Agribank Lâm Đồng trong gian đoạn tới là:
- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 14% - 18%, trong đó đặc biệt chú trọng giải ngân gói 50.000 tỷ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 90%/ tổng dư nợ. - Nâng tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp chiếm 35%/ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG.
3.2.1. Nhóm giải pháp về quy trình, chính sách tín dụng:
Ảnh hưởng của quy trình, chính sách tín dụng đến việc phát triển tín dụng là rất lớn. Hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tế mà quy trình, chính sách tín dụng chưa bao quát, chưa giải quyết hết được. Do đó, quy trình, chính sách tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng:
- Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Nghiên cứu rút gọn quá trình thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục, tối thiểu giấy tờ nhằm thuận tiện cho khách hàng, tránh làm mất thời gian của khách hàng và không làm phiền khách hàng phải viết quá nhiều mẫu biểu khi giao dịch ngân hàng.
- Cập nhật và triển khai kịp thời các gói cho vay lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Agribank.
- Cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ khâu cung ứng đầu vào - sản xuất - chế biến tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án để đẩy mạnh dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao …
- Thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường, nghiên cứu kỹ tình hình cạnh tranh về lãi suất huy động, cho vay, các hình thức khuyến mãi, các sản phẩm cùng loại, mức phí và ưu đãi của các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế của thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng không làm trái với quy định của chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước.
- Bổ sung, điều chỉnh bộ định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng đối tượng cây, con cụ thể nhằm tăng suất đầu tư cho phù hợp với thực tiễn; Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sát thực tế đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn có nhiều điểm khác biệt so với các loại sản xuất nông nghiệp thông thường.
- Nới lỏng quy định về cho vay tín chấp với các khách hàng truyền thống có uy tín; Kết hợp một cách linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay theo hướng mở rộng cho vay không có tài sản bảo đảm và danh mục tài sản bảo đảm (vườn cây cà phê, hệ thống nhà kính…)
- Tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, thường xuyên phân tích thực trạng dư nợ tại chi nhánh để xác định khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời. Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu. Thực hiện cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ); cho vay khắc phục rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh), xử lý khoanh nợ, giãn nợ... theo đúng quy định.
3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Vì đặc thù của dịch vụ ngân hàng là dễ bắt chước nên nếu như trình độ công nghệ của các ngân hàng là tương đương thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Do đặc thù hoạt động trên địa bàn nông thôn rộng lớn, món vay nhỏ lẻ nhiều dẫn tới tình trang quá tải trong công việc, một bộ phận cán bộ tín dụng còn có trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu hạn chế. Để khắc phục được tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung một số việc như:
- Tuyển dụng cán bộ: Cần có chính sách thu hút tuyển dụng như ưu tiên các sinh viên khá giỏi, có kiến thức tốt, am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh tế xã hội. Song song với quá trình tuyển dụng cán bộ mới, có thể thanh lọc thay thế, luân chuyển cán bộ cũ nếu làm việc không đạt yêu cầu, không kể quyền hạn chức vụ. Bên cạnh
đó có thể tuyển dụng, thu hút cán bộ có năng lực, có kinh kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, am hiểu thị trường từ các ngân hàng khác.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cần đổi mới công tác đào tạo, tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Đa dạng hóa hình thức đào tạo: khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ. Phát huy hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo. Thường xuyên đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên như kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng bán hàng.
- Bố trí nguồn nhân lực: Kiểm tra đánh giá lại năng lực cán bộ thường xuyên để sắp xếp công việc cho phù hợp hơn. Luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay. Tuy nhiên việc luân chuyển phải đảm bảo việc phục vụ khách hàng không bị thay đổi, không bị ảnh hưởng do cán bộ mới thực hiện.
Với số lượng khách hàng cá nhân chỉ tính riêng khách hàng vay thì mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý bình quân 457 khách hàng vay. Như vậy, cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian này là khá căng thẳng, quá tải. Vì vậy cần bố trí đủ và phân công công việc cho cán bộ tín dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ tín dụng có đủ thời gian nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin khách hàng, phân tích đánh giá cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh, định hướng chiến lược, tham mưu cho ban lãnh đạo.
- Chế độ đãi ngộ, thưởng phạt: Cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ, thưởng phạt xứng đáng, công bằng, rõ ràng, tránh tình trạng cào bằng. Xây dựng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao, có sáng kiến đóng góp phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng hiệu quả quỹ khen thưởng để khích lệ, động viên người lao động trong việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, giảm nợ xấu…
Ngoài ra, cần kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo nhân sự quản lý có đủ năng lực và trình độ quản
trị, điều hành hoạt động kinh doanh, gắn bó, am hiểu địa phương. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý các cấp nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý.
3.2.3. Nhóm giải pháp về thông tin tín dụng:
Để có thể thu thập thông tin một cách kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí trong công tác thầm định đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định cấp tín dụng cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần làm tốt việc chủ động thu thập, xác minh, xử lý thông tin đối với từng khách hàng. Việc thu thập thông tin phải từ nhiều nguồn khác nhau như: thông tin từ khách hàng vay vốn, thông tin từ hồ sơ, sổ sách của ngân hàng và nguồn thông tin bên ngoài thông qua cơ quản quản lý thuế, chính quyền địa phương, khách hàng của khách hàng, phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ phường, xã, các tổ chức đoàn thể tại địa phương, Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ…
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào việc quản lý thông tin tín dụng. Thông tin khách hàng cần được cập nhật thường xuyên và liên tục cũng như việc khai thác, nắm bắt diễn biến của tình hình kinh tế thị trường phục vụ quá trình cho vay.
3.2.4. Nhóm giải pháp về nền tảng công nghệ, mạng lƣới giao dịch:
Phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Công nghệ là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của ngành ngân hàng, việc áp dụng công nghệ mới vào kinh doanh ngân hàng cho phép rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng đồng thời giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong khách hàng. Đặc biệt đối với hoạt động cho vay cá nhân ở vùng nông thôn với đặc điểm là các món vay nhỏ lẻ với số lượng lớn đòi hỏi phải có công cụ tối ưu để quản lý.
Thực hiện rà soát, hoàn thiện, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ, trong đó chú trọng phát triển hệ thống công nghệ thông tin trở thành công cụ then chốt, tạo ra sự phát triển mới và đột phá trong hoạt động. Ứng dụng công nghệ vào việc phát
triển các chương trình phần mềm tại chi nhánh để giảm thiểu công tác tác nghiệp thủ công như hiện nay làm mất nhiều thời gian của cán bộ tín dụng.
Phát triển công nghệ đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực để có trình độ đáp ứng những thay đổi của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác, sử dụng công nghệ. Nếu chỉ đổi mới mà không thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin cả về trình độ công nghệ và trình độ nghiệp vụ ngân hàng thì sẽ dẫn đến việc lãng phí công nghệ.
Tổ chức, bố trí lại mạng lưới các điểm giao dịch hợp lý, hiệu quả. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu vẫn tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua kênh phân phối truyền thống. Ngoài việc tổ chức khảo sát, đề xuất với Agribank về việc mở rộng, sắp xếp lại mạng lưới phù hợp với thực tế của địa phương, chi nhánh cần tăng cường bổ sung các điểm giao dịch lưu động, giao dịch tự động (ATM), phát triển kênh phân phối các sản phẩm, dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn, giảm áp lực khách hàng tại các điểm giao dịch cố định.
3.2.5. Nhóm giải pháp về Chính sách marketing
Việc tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và không ngừng củng cố hình ảnh của mình trong lòng khách hàng là tài sản vô giá của bất cứ ngân hàng nào và có tác động rất tích cực đến việc đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng. Khi khách hàng đã có ấn tượng tốt, họ sẽ tin tưởng, gắn bó hơn với ngân hàng. Làm được điều này ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng và có cơ hội tốt hơn để tiếp tục phát triển các khách hàng tiềm năng mới. Để thực hiện được mục tiêu này Agribank Lâm Đồng phải chú trọng một số hoạt động cụ thể như nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng từ kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing cho đến thái độ, thời gian thực hiện thao tác với khách hàng là một cách marketing hữu hiệu nhất.
Chú trọng công tác tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng. Xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng một cách bài bản và đầy đủ và có tính thời gian để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển khách hàng, thẩm định khách hàng cho vay. Tổ chức thống kê, phân tích, phân loại khách hàng tiềm năng để xây dựng kế hoạch tiếp cận, phát triển khách hàng mới gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.
Ngoài mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là