GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 72 - 73)

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG.

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy trình, chính sách tín dụng:

Ảnh hưởng của quy trình, chính sách tín dụng đến việc phát triển tín dụng là rất lớn. Hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tế mà quy trình, chính sách tín dụng chưa bao quát, chưa giải quyết hết được. Do đó, quy trình, chính sách tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng:

- Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Nghiên cứu rút gọn quá trình thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục, tối thiểu giấy tờ nhằm thuận tiện cho khách hàng, tránh làm mất thời gian của khách hàng và không làm phiền khách hàng phải viết quá nhiều mẫu biểu khi giao dịch ngân hàng.

- Cập nhật và triển khai kịp thời các gói cho vay lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Agribank.

- Cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ khâu cung ứng đầu vào - sản xuất - chế biến tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án để đẩy mạnh dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao …

- Thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường, nghiên cứu kỹ tình hình cạnh tranh về lãi suất huy động, cho vay, các hình thức khuyến mãi, các sản phẩm cùng loại, mức phí và ưu đãi của các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế của thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng không làm trái với quy định của chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước.

- Bổ sung, điều chỉnh bộ định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng đối tượng cây, con cụ thể nhằm tăng suất đầu tư cho phù hợp với thực tiễn; Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sát thực tế đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn có nhiều điểm khác biệt so với các loại sản xuất nông nghiệp thông thường.

- Nới lỏng quy định về cho vay tín chấp với các khách hàng truyền thống có uy tín; Kết hợp một cách linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay theo hướng mở rộng cho vay không có tài sản bảo đảm và danh mục tài sản bảo đảm (vườn cây cà phê, hệ thống nhà kính…)

- Tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, thường xuyên phân tích thực trạng dư nợ tại chi nhánh để xác định khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời. Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu. Thực hiện cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ); cho vay khắc phục rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh), xử lý khoanh nợ, giãn nợ... theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 72 - 73)