Kết quả cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 58)

Giai đoạn 2014- 2016, sau ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Trong giai đoạn này, sự ra đời của hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đã góp phần cho tín dụng nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng mở rộng và phát triển, trở thành một lĩnh vực cho vay tương đối an toàn và hiệu quả so với các ngành kinh tế khác, và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Qua đánh giá các chỉ tiêu phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có thể thấy chi nhánh đã đạt được các kết quả như sau:

Thống kê 3 năm cho thấy số lượng khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều tăng qua các năm về cả số tương đối và số tuyệt đối (Theo bảng 2.4 ta thấy số lượng khách hàng vay vốn NNCNC năm 2015 tăng 10.94% và năm 2016 là 11,86%).

- Thứ hai là về dư nợ cho vay

Tương tự số khách hàng, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng đều tăng trưởng qua các năm, và có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay nền kinh tế (Theo bảng 2.5, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay NNCNC của năm 2015 là 18,95% so với mức tăng bình quân chung là 16,26%, năm 2016 tăng 42,87% so với mức tăng bình quân chung là 18,83%).

- Thư ba là về cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cơ cấu tỷ lệ cho vay trung, dài hạn đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn hơn nhiều so với cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay nền kinh tế (Theo bảng 2.7, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn cho vay NNCNC luôn duy trì ở mức trên 50%, năm 2014 là 52,68%, đến năm 2016 là 57,8%), do đó cải thiện được lãi suất, dẫn đến cải thiện được chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Đồng thời, cơ cấu dư nợ bình quân cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng lớn hơn cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp thông thường và lớn hơn dư nợ bình quân chung, điều này dẫn đến việc giảm được chi phí trong cho vay (Theo bảng 2.8).

- Thứ tư là về lợi nhuận từ cho vay

Do lãi suất chênh lệch đầu vào đầu ra cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn và chi phí bình quân cho vay 1 khách hàng thấp hơn, nên lợi nhuận từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng lớn hơn so với cho vay các đối tượng khác (Theo bảng 2.11, lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào của cho vay NNCNC lên tới 3,22% cao hơn 0,21% so với chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào bình quân chung).

- Thứ năm là về tỷ lệ nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng đã giảm được về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm (Theo bảng 2.13, nợ xấu cho vay NNCNC chỉ có 4 tỷ đồng và chiếm 0,03% trên tổng dư nợ). Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến 2016 cũng đã đạt thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn chi nhánh.

2.4.3. Những thuận lợi, khó khăn về vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

2.4.3.1. Thuận lơi:

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên cho vay tín dụng được Chính phủ và Ngân hàng nhà nước tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, lĩnh vực cho vay đối tượng ưu tiên này còn được tiếp sức với Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ ban hành ngày 09-6-2015. Đây là nghị định thể hiện cao nhất và tập trung nhất nhiều đột phá về đối tượng và điều kiện tiếp cận dòng tín dụng phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Đặc biệt, Điều 14 và 15 của Nghị định có nhiều điểm đột phá về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc đầu mối của chuỗi liên kết được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Trong những năm qua, Lâm Đồng là tỉnh đi đầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và được đánh giá là tỉnh có trình độ áp dụng công nghệ cao cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Kết quả bước đầu đã tiến hành quy hoạch được vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, dâu tây, chè, chăn nuôi, thủy sản theo hướng công nghệ cao, từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tạo cơ sở để nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất như: ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất theo hướng hiện đại; Cùng với những tiềm năng sẵn có, những kết quả đạt được trong thời gian qua của chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo tiền đề và là động lực cho tỉnh Lâm Đồng tiếp tục duy trì định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững.

2.4.3.2. Khó khăn:

Xuất phát điểm nền kinh tế ở Lâm Đồng tương đối thấp nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều. Bên cạnh đó đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi mức vốn đầu tư trên một đơn vị lớn ( nhà kính, máy móc, chuồng trại… ). Do đó người nông dân không đủ nguồn vốn để đầu tư.

Khi các tổ chức tín dụng đầu tư vốn nếu thông qua các tổ hội hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo theo Nghị định 55/2015/ NĐ-CP ngày 09/06/2015 với số tiền tối đa 200 triệu đồng/hộ thì chưa đủ vốn để đầu tư xây dựng các mô hình như nhà kính, chăn nuôi bò sữa. Do đó để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thì người nông dân phải huy động thêm những nguồn vốn từ bên ngoài với mức lãi suất cao hơn. Vì vậy làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả của người nông dân trong việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Hiện tại việc định giá tài sản là đất nông nghiệp thì phải căn cứ vào khung giá do UBND tỉnh quy định hàng năm, dẫn tới có sự chênh lệch lớn so với giá trị thực tế làm ảnh hưởng tới mức vay. Đa số tài sản như nhà kính, dàn tưới tự động, chuồng trại được xây dựng trên đất nông nghiệp không được cấp quyền sở hữu đối với tài sản do vậy khi đưa vào làm tài sản thế chấp gặp khó khăn. Dẫn tới nguồn vốn tín dụng không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư của người nông dân, doanh nghiệp.

2.4.4. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

2.4.4.1. Những mặt hạn chế

Song song với những kết quả đạt được là những tồn tại hạn chế cần chú ý: - Về số lượng khách hàng

Tỷ trọng số khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên số khách hàng vay nông nghiệp nông thôn và trên tổng số khách hàng vay vẫn còn thấp (Theo biểu đồ 2.3 ta có thể thấy số khách hàng vay NoNT chiếm tới 81,11% tổng số khách hàng vay vốn trong khi đó số khách hàng vay vốn NNCNC chỉ chiếm có 7,04%). Tốc độ tăng số lương khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn về số tương đối nhưng thấp về số tuyệt đối (Theo bảng 2.4).

- Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ cho vay của Agribank Lâm Đồng trong khi dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung chiếm tỷ trọng chủ yếu (Theo bảng 2.6, tỷ trọng cho

vay NoNT trên tổng dư nợ năm 2016 chiếm tới 90,53%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ cho vay NNCNC chỉ chiếm 14,38%). Về tốc độ tăng trưởng, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tăng đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao, chưa đạt yêu cầu của Agribank Lâm Đồng đề ra, và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng.

- Về cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cơ cấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề và các đối tượng sản xuất vẫn chưa đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay lĩnh vực trồng trọt, với đối tượng sản xuất chính là rau, hoa công nghệ cao (Theo biểu đồ 2.5).

- Về lợi nhuận từ cho vay và tốc độ tăng lợi nhuận từ cho vay

Tỷ lệ thực thu lãi vẫn chưa cao, lãi tồn cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn tăng qua các năm (Theo bảng 2.12, số lãi chưa thu được của năm 2014 là 14,67 tỷ đồng thì sang năm 2016 con số này là 20,68 tỷ đồng). Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra giảm, tuy ảnh hưởng bởi chính sách, chủ trương chung của chính phủ và ngân hàng nhà nước nhưng vẫn tác động một phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Về tỷ lệ nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tuy tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện tại thấp, nhưng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực mới đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ thuật đối với người nông dân, đồng thời đối với ngân hàng, dư nợ bình quân cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng lớn hơn các khách hàng khác, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng cao hơn, vì vậy nguy cơ phát sinh nợ xấu cũng sẽ tăng.

2.4.4.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên là: - Nguyên nhân khách quan:

+ Các cơ chế chính sách của điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ngân hàng nhà nước thời gian qua có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại về phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như nguồn vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên chuyên biệt về cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa có.

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng các mô hình công nghệ cao hàng năm còn hạn chế, thường gắn kết với các mô hình sẵn có tại địa phương để nhân rộng.

+ Do chưa được công nhận về pháp lý, hàng trăm doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa vay được vốn ưu đãi. Thêm vào đó, khâu xét duyệt, công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc, gây chậm trễ cho doanh nghiệp khi triển khai sản xuất kinh doanh.

+ Môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2016, nền kinh tế mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Bên cạnh đó thời tiết diễn biến phức tạp, mưa đá, sương muối đã gây thiệt hại cho một số cây trồng như cà phê, rau, hoa ở một số địa phương, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Về quy trình, chính sách tín dụng: Quy trình cho vay hiện nay tại Agribank nói chung cũng như Agribank Lâm Đồng nói riêng hướng đến mục đích hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên quy trình vay vốn chưa thực sự nhanh chóng, tính chuyên nghiệp, hiện đại chưa cao. Đặc biệt, thủ tục cho vay còn khá nhiều giấy tờ, quy trình từ đăng ký khách hàng mới đến việc thẩm định, thế chấp tài sản, hoàn tất hồ sơ vay và giải ngân trải qua nhiều công đoạn, khách hàng phải làm việc với nhiều bộ phận tại ngân hàng cũng như phải làm việc với nhiều cơ quan ban ngành... Điều đó ảnh hưởng đến sự bất tiện và mất nhiều thời gian hơn của khách hàng.

Các gói tín dụng có lãi suất ưu đãi từ trụ sở chính được triển khai chậm và chưa đa dạng so với các tổ chức tín dụng khác, ở một số thời điểm lãi suất cho vay trung, dài hạn của Agribank đang cao hơn lãi suất của một số ngân hàng thương mại khác từ 1 đến 1,5%/năm.

Sản phẩm cho vay theo chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ cao và các hộ liên kết theo quy trình sản xuất, cung ứng, tiêu thụ vẫn chưa được đẩy mạnh.

+ Về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong số cán bộ ngân hàng nhưng do đa số khách hàng vay tại ngân hàng là cá nhân sản xuất nông nghiệp, giá trị khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng lớn nên tạo ra tình trạng quá tải trong quản lý. Năng suất lao động cao, khối lượng công việc nhiều

nhưng chi nhánh chưa nhận được chỉ tiêu tăng định biên lao động dẫn đến nhiều chi nhánh loại 2 thiếu lao động, do đó chưa bố trí được thời gian chăm sóc khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới.

Một số cán bộ tín dụng chưa thật sự năng động và linh hoạt, trình độ thẩm định dự án, phương án còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với yêu cầu, thiếu kinh nghiệm trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương án có quy mô lớn. Đặc biệt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực có nhiều kiến thức, kỹ thuật mới mẻ. Cán bộ tín dụng cho vay đôi khi còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các kỹ thuật, công nghệ mới, do đó việc thẩm định dự án chưa hiệu quả, chính xác, dẫn đến việc thu hồi vốn chậm trễ so với kế hoạch vay vốn đã xây dựng, ảnh hưởng đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng. Một số cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm đã không làm tốt công tác thẩm định, cho vay các khoản vay tiềm ẩn rủi ro. Một số dự án chỉ dựa vào tài sản thế chấp để cho vay, thẩm định dự án đầu tư không chú ý đến hiệu quả dự án.

Bên cạnh đó, một số cán bộ lớn tuổi còn chịu ảnh hưởng bởi tư duy kinh doanh kiểu cũ nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, mặc dù đã trải qua nhiều vị trí công tác và có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng sử dụng vi tính, khai thác các ứng dụng công nghệ còn thấp, nắm bắt thông tin trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Cán bộ trẻ mới được tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm làm việc, do đó còn lúng túng, chưa nắm rõ quy trình cho vay, hiệu quả công việc chưa cao.

+ Về thông tin tín dụng: Thông tin trong hoạt động tín dụng vẫn chưa kịp thời, chính xác, một phần do công tác cập nhật tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng lên trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN còn hạn chế về mặt thời gian, có tổ chức tín dụng đến 3 tháng mới cập nhật 1 lần.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng vẫn chưa chủ động và triệt để trong công tác tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)