Mẫu biểu, chế độ chứng từ, hồ sơ, thủ tục đối với các nghiệp vụ của Agribank hiện nay còn rườm rà, chưa khoa học, gây khó khăn cho khách hàng. Do vậy Agribank cần nghiên cứu cải thiện thủ tục, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thời gian xử lý nghiệp vụ và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên đề cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Đưa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với các bộ tín dụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, ban lãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ này nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực tìm kiếm khách hàng hơn.
Trong thời gian tới cần chủ động phân tích, dự báo, bám sát định hướng chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các chủ trương, chính sách của nhà nước để tận dụng các cơ hội ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong từng thời kỳ; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức phi tài chính, phi chính phủ trong nước và quốc tế nhằm phát triển, mở rộng quy mô cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhanh tỉnh Lâm Đồng từ đó đưa ra những đánh giá tại Chương 2, nội dung chính trong Chương 3 được tác giả tập trung vào việc đưa ra các giải pháp để mở rộng cho vay nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhảnh tỉnh Lâm Đồng.
Sau khi trình bày những kết quả đạt được nói chung trong hoạt động kinh doanh và kết quả phát triển cho vay nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, tác giả đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Tiếp đó, tác giả phân tích và đề xuất các giải pháp để mở rộng cho vay nông nghiệp công nghệ cao tại chi nhánh. Cuối cùng, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và Agribank nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường giúp cho hoạt động cho vay nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Với nội dung đánh giá hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Với mục tiêu đó đề tài đã mang lại những kết quả sau:
- Đề tài đã khái quát lý thuyết, nêu các khái niệm về tín dụng ngân hàng, chức năng, vai trò của tín dụng và phân loại các loại hình tín dụng ngân hàng. Qua phân tích tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế, đề tài sẽ nêu tính tất yếu khách quan cần thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, một trong những chương trình kinh tế trọng tâm trên địa bàn của tỉnh Lâm Đồng.
- Đề tài đã nêu khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung phân tích những tiềm năng, mặt mạnh của Lâm Đồng trong phát triển kinh tế, những mặt hạn chế, tồn tại cản trở sự phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời trong luận văn cũng đã phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng.
- Đề tài tập trung phân tích thực trạng tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016, trong đó nêu những mặt tích cực, những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại của hoạt động tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương, trong đó đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ đó nêu lên nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Qua phân tích các nguồn vốn đầu tư và tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề tài một lần nữa khẳng định sự cần thiết mở rộng tín dụng ngân hàng trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đề tài đã nêu khái quát những quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, trong đó định hướng của tỉnh Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn 2025.
- Đề tài đã đề xuất các giải pháp bao gồm cả những giải pháp mang tính vĩ mô đồng thời có cả những giải pháp mang tính vi mô nhằm huy động nguồn vốn và mở
rộng hoạt động tín dụng trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
- Đề tài đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Agribank và một số bộ ngành các cấp liên quan trong việc đưa ra những cơ chế, chính sách thích hợp cũng như có những sự phối hợp kịp thời với Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chủ trương của Tỉnh nhằm mục đích phát triển nông nghiệp công nghệ cao để lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao thực sự phát huy được tiềm năng thế mạnh như mong đợi.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Luật các tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010, Nhà xuất bản hành chính quốc gia, năm 2011.
2. Luật công nghệ cao (2008).
3. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
4. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.
5. Trần Đình Định – PGS.TS Đinh Văn Thanh - TS Nguyễn Văn Dũng (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NXB Tư pháp
6. TS Lê Thị Tuyết Hoa – PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ ngân hàng , NXB Phương Đông.
7. TS Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,NXB Lao động- Xã hội.
8. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh tỉnh Lâm Đồng các năm từ 2014 đến 2016.
9. Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, báo cáo nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2014 - 2016.
10. Cục thống kê Lâm Đồng: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng (từ năm 2014 đến năm 2016).
11. Chính phủ, Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
12. Ủy Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2014-2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng 2012-2014; Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 về việc phê duyệt Chương trình xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010- 2020. Quyết định 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng của tỉnh giai đoạn 2010- 2020.
13. Agribank, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2014-2016
14. Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tín dụng nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2014 – 2016.
15. Agribank Lâm Đồng (2016), Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020
16. Đoàn Thị Hồng Dung (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa, Bài báo nghiên cứu khoa học.
17. Nhóm tác giả Lê Đăng Lăng - Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, Lê Tấn Bửu - Trường đại học Kinh tế TP.HCM (2014); Thái độ đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông; Phát triển và Hội nhập, Số 18 - Tháng 9,10/2014, tr. 81 – 85.
18. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.