- Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thời hạn cho vay
Đặc điểm nổi bật của vay vốn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chính là đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định gồm nhà kính, nhà lưới, máy móc thiết bị, cây giống… do đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo trung, dài hạn tương đối cao hơn so với cho vay nền kinh tế thông thường. Tại Agribank Lâm Đồng, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao qua 3 năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 52.68%, 55.42% và 57.80%.
Bảng 2.7: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thời hạn cho vay
Đvt: tỷ đồng, %.
STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016
1 Tổng dư nợ ngắn hạn 6,626 7,697 9,053
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ 65.04% 64.98% 64.32%
2 Tổng dư nợ trung, dài hạn 3,562 4,148 5,022
Tỷ lệ dư nợ trung,dài hạn/Tổng dư nợ 34.96% 35.02% 35.68%
3
Dư nợ ngắn hạn cho vay NoCNC 564 632 854
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn NoCNC/Dư nợ
NoCNC 47.32% 44.58% 42.20%
4
Dư nợ trung, dài hạn cho vay NoCNC 627 785 1,170
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn NoCNC/Dư nợ
NoCNC 52.68% 55.42% 57.80%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014,2015,2016
- Dư nợ bình quân 01 khách hàng:
Nhìn vào bảng 2.8 có thể nhận thấy dư nợ bình quân của 1 khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng lớn hơn dư nợ bình quân chung rất nhiều.
Bảng 2.8: Dƣ nợ bình quân một khách hàng Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dư nợ bình quân 1 khách hàng 174 194 214 2 Dư nợ bình quân 1 khách hàng vay
NoNT 178 200 220
3 Dư nợ bình quân 1 khách hàng vay
NoCNC 319 342 437
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014,2015,2016
Trong năm 2016, dư nợ bình quân của 1 khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng 2.04 lần dư nợ bình quân chung và bằng 1.99 dư nợ bình quân của 1 khách hàng vay nông nghiệp nông thôn. Dư nợ bình quân 1 khách hàng cao sẽ giảm được các chi phí trong cho vay, nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro cao hơn.
- Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề, đối tượng
Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta có thể thấy cho vay trồng trọt ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu ngành nghề cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiếp sau đó là chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ngành nghề khác.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014,2015,2016
Về chi tiết các đối tượng sản xuất, theo biểu đồ 2.6, có thể thấy sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản. Các đối tượng còn lại có tỷ trọng xấp xỉ nhau và cũng tăng trưởng đều theo từng năm.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đối tƣợng sản xuất
2.3.3. Thị phần dƣ nợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
- Thị phần dư nợ:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trên 20 TCTD hoạt động trong đó dẫn đầu về thị phần và số lượng khách hàng là các TCTD như Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB, ... sự cạnh tranh về thị phần trong thời gian vừa qua là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trung trên toàn địa bàn trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 là 32,31%, đây là tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước.
Bảng 2.9: Dƣ nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016
Đvt: tỷ đồng, %
STT Tên TCTD
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọng Tỷ
1 Agribank 10.188 31,34% 11.845 27,80% 14.075 26,30% 2 BIDV 7.835 24,10% 10.848 25,46% 13.975 26,11% 3 Vietinbank 4.021 12,37% 5.367 12,60% 6.922 12,93% 4 Vietcombank 3.266 10,05% 4.279 10,04% 5.391 10,07% 5 Sacombank 2.113 6,50% 3.168 7,44% 4.531 8,47% 6 TCTD khác 5.085 15,64% 7.100 16,66% 8.623 16,11% Tổng cộng 32.508 42.607 53.517
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng 2014, 2015, 2016
Thông qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.7 có thể thấy thị phần tín dụng của Agribank trong những năm gần đây đã bị thu hẹp lại, từ 31,34% năm 2014 đã giảm xuống chỉ còn 26,3% năm 2016.
Thị phần dư nợ cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số TCTD như BIDV, Vietinbank, VCB đây là những TCTD có tiềm lực và khả năng cạnh tranh lớn.
Biểu đồ 2.7: Thị phần dƣ nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng 2014, 2015, 2016
- Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Bảng 2.10: Dƣ nợ nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016
Đvt: tỷ đồng
STT Tên TCTD Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dư nợ NNCNC Tổng dư nợ NNCNC Tổng dư nợ NNCNC
1 Agribank 10.188 1.191 11.845 1.417 14.075 2.024 2 BIDV 7.835 515 10.848 764 13.975 1.327 3 Vietinbank 4.021 286 5.367 390 6.922 752 4 Vietcombank 3.266 210 4.279 294 5.391 487 5 Sacombank 2.113 89 3.168 129 4.531 274 6 TCTD khác 5.085 60 7.100 102 8.623 220 Tổng cộng 32.508 2.351 42.607 3.096 53.517 5.084
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng 2014, 2015, 2016
Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian vừa qua được các TCTD trên địa bàn rất quan tâm, tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực này luôn được các TCTD duy trì ở mức cao, đặc biệt có nhưng tổ chức tỷ trọng cho vay lĩnh
31% 24% 12% 10% 7% 16% Năm 2014 28% 25% 13% 10% 7% 17% Năm 2015 26% 26% 13% 10% 9% 16% Năm 2016 Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Sacombank TCTD khác
vực này chiếm tới trên 10% tổng dư nợ như tai Agribank là 14,38%, tại Vietinbank là 10,86% trên tổng dư nợ.
2.3.4. Lợi nhuận từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng. Agribank Lâm Đồng.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Như đã phân tích ở bảng 2.7 - Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thời hạn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn hơn so với tỷ lệ cho vay trung dài hạn nền kinh tế, điều này dẫn đến một lẽ tất yếu là lãi suất bình quân cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ cao hơn lãi suất bình quân cho vay nền kinh tế, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn hơn. Cũng có nghĩa là cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng so với cho vay nền kinh tế thông thường.
Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra
Đvt: %
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Lãi suất bình quân đầu vào 6.32% 5.2% 5.33%
2 Lãi suất bình quân đầu ra cho vay nền
kinh tế 10.26% 8.77% 8.34%
3 Lãi suất bình quân đầu ra cho vay nông
nghiệp CNC 10.54% 8.87% 8.55%
4 Chênh lệch LS đầu vào đầu ra cho vay
nền kinh tế 3.94% 3.57% 3.01%
5 Chênh lệch LS đầu vào đầu ra cho vay
nông nghiệp CNC 4.22% 3.67% 3.22%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014-2016)
Qua bảng 2.11 cho thấy lãi suất bình quân liên tục giảm qua các năm, điều này phù hợp với định hướng điều hành của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ trong những năm qua về giảm lãi suất cho vay và phát triển cho vay các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất thấp.
- Tỷ lệ thu lãi cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tỷ lệ thu lãi cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tương đối ổn định. Theo bảng 2.12, tỷ lệ lãi thực thu năm 2015 tuy có giảm 0.76% so với năm 2014 nhưng đến năm 2016 đã tăng trở về mức 88.05%. Trong bối cảnh khó khăn chung
của nền kinh tế, nhất là ảnh hưởng của giá cả và thiên tai trong giai đoạn 2014-2016 thì tỷ lệ thu lãi nêu trên cho thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc thu lãi, tuy nhiên lãi tồn chưa thu được vẫn còn nhiều.
Bảng 2.12: Tỷ lệ thu lãi cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đvt: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Lãi thực thu 98.30 97.45 135.07
2 Lãi dự thu 12.55 12.57 17.31
3 Lãi cho vay chưa thu được 14.67 15.64 20.68 4 Tỷ lệ thu lãi thực tế 88.31% 87.55% 88.05%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014-2016)
2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Tỷ lệ nợ nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nguyên nhân tổng nợ xấu toàn chi nhánh tăng nhanh trong 2014 là do tình hình kinh tế khó khăn, một số mặt hàng nông sản giá thấp, nhất là giá cà phê, sản lượng giảm sút do thiên tai dịch bệnh đã làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên năm 2015, do giá cả các mặt hàng nông sản ổn định hơn lại không bị ảnh hưởng thiên tai nên việc thu hồi nợ xấu khá tốt, từ đó đã giảm nợ xấu năm 2014 từ 127 tỷ đồng xuống còn 31 tỷ đồng, với tỷ lệ chỉ còn 0.26%. Năm 2016 nợ xấu có tăng 4 tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn năm 2015.
Về nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng đã giảm được về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng dư nợ đạt mức thấp (0.06% năm 2014, 0.03% năm 2015,2016) và tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến 2016 cũng đã đạt thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn chi nhánh. (0.20% < 0.25%).
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đvt: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng dư nợ 10,188 11,845 14,075
2 Tổng nợ xấu 127 31 35
3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1.25% 0.26% 0.25%
4 Dư nợ cho vay NoCNC 1,191 1,417 2,024
6 Tỷ lệ nợ xấu cho vay NoCNC/
Tổng dư nợ 0.06% 0.03% 0.03%
7 Tỷ lệ nợ xấu cho vay NoCNC/
Dư nợ cho vay NoCNC 0.50% 0.28% 0.20%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Lâm Đồng năm 2014-2016)
2.4. ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG:
2.4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lầm Đồng:
2.4.1.1. Các nhân tố khách quan:
- Khách hàng vay vốn:
Hiện tại khách hàng vay vốn chủ yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là khách hàng cá nhân, 100% khách hàng vay nông nghiệp công nghệ cao tại chi nhánh là khách hàng cá nhân. Điều này cũng ảnh hưởng tới quy mô của các khoản vay cũng bị hạn chế.
- Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm trên 7% (Biểu đồ 2.8) cao hơn mức bình quân chung của cả vùng.
Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trƣởng GRDP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016
(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2014-2016, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu các khu vực trong tổng sản phẩm trên địa bàn Lâm Đồng giai đoan 2014 - 2016
(Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2014-2016, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng)
Thông qua biểu đồ 2.9. ta có thế thấy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trong lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn luôn duy trì ở mức từ 42%-43%, cho thấy vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường pháp lý:
Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý tại Việt Nam đang được hoàn thiện dần và tiệm cận với các quy chuẩn cũng như thông lệ quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, trong đó có quy định cho vay ngắn hạn lãi suất ưu tiên đối với các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó bao gồm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xác định đối tượng nông nghiệp công nghệ cao thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp kèm theo quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017. 43% 18% 39% NĂM 2014 43% 21% 36% NĂM 2015 42% 21% 37% NĂM 2016
Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản Khu vực công nghiệp - xây dựng
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phát triển NNCNC là một chủ trương được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 kèm theo quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có những chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nới rộng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên tới 80% giá trị của dự án, phương án của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo các mô hình liên kết.
2.4.1.2. Các nhân tố chủ quan:
- Cơ cấu nguồn vốn:
Agribank hiện tại là ngân hàng duy nhất 100% vốn Nhà nước, vốn chủ sở hữu đến 31/12/2016 của Agribank là 49.231 tỷ đồng5, đây là cơ sở để Agribank có thể đầu tư vào những dự án có quy mô lớn, cũng là cơ sở để Agribank có thể đầu tư trang bị kỹ thuật cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, giúp cho hoạt động kinh doanh của Agribank hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thông qua bảng 2.14 ta có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016 nguồn vốn huy động tại Agribank Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng khá, năm 2015 là 13,96% và năm 2016 là 15,07% nhưng hiện tại nguồn vốn huy động tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu về vốn tại địa phương, chi nhánh vẫn phải vay vốn từ trụ sở chính. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong giai đoạn 2014 – 2016 có xu thế tăng mạnh hơn so với các nguồn khác ( năm 2015 là 22,24%, năm 2016 là 22,12%) điều này giúp cho nguồn vốn tại chi nhánh có tính ổn định hơn, giúp cho chúng ta có thể đẩy mạnh việc cho vay các khoản vay trung dài hạn trong đó có các khoản vay NNCNC, ngược lại thì đây là các khoản huy động vốn có lãi suất cao dẫn tới sẽ ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn của chi nhánh.