Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 62)

Song song với những kết quả đạt được là những tồn tại hạn chế cần chú ý: - Về số lượng khách hàng

Tỷ trọng số khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên số khách hàng vay nông nghiệp nông thôn và trên tổng số khách hàng vay vẫn còn thấp (Theo biểu đồ 2.3 ta có thể thấy số khách hàng vay NoNT chiếm tới 81,11% tổng số khách hàng vay vốn trong khi đó số khách hàng vay vốn NNCNC chỉ chiếm có 7,04%). Tốc độ tăng số lương khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn về số tương đối nhưng thấp về số tuyệt đối (Theo bảng 2.4).

- Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ cho vay của Agribank Lâm Đồng trong khi dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung chiếm tỷ trọng chủ yếu (Theo bảng 2.6, tỷ trọng cho

vay NoNT trên tổng dư nợ năm 2016 chiếm tới 90,53%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ cho vay NNCNC chỉ chiếm 14,38%). Về tốc độ tăng trưởng, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tăng đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao, chưa đạt yêu cầu của Agribank Lâm Đồng đề ra, và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng.

- Về cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cơ cấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề và các đối tượng sản xuất vẫn chưa đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay lĩnh vực trồng trọt, với đối tượng sản xuất chính là rau, hoa công nghệ cao (Theo biểu đồ 2.5).

- Về lợi nhuận từ cho vay và tốc độ tăng lợi nhuận từ cho vay

Tỷ lệ thực thu lãi vẫn chưa cao, lãi tồn cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn tăng qua các năm (Theo bảng 2.12, số lãi chưa thu được của năm 2014 là 14,67 tỷ đồng thì sang năm 2016 con số này là 20,68 tỷ đồng). Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra giảm, tuy ảnh hưởng bởi chính sách, chủ trương chung của chính phủ và ngân hàng nhà nước nhưng vẫn tác động một phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Về tỷ lệ nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tuy tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện tại thấp, nhưng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực mới đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ thuật đối với người nông dân, đồng thời đối với ngân hàng, dư nợ bình quân cho vay 1 khách hàng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng lớn hơn các khách hàng khác, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng cao hơn, vì vậy nguy cơ phát sinh nợ xấu cũng sẽ tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 61 - 62)