Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam bản sắc văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam bản sắc văn hóa

Bản sắc văn hoá là mạch nước ngầm kết tinh truyền thống chảy suốt trong cả quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đất nước Việt Nam với nhiều thành phần dân tộc, mỗi nền văn hóa dân tộc ấy, tựa như đóa hoa tạo nên vườn hoa muôn sắc muôn hương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm, biến chuyển, chúng ta vẫn tự hào vì đã gìn giữ, phát huy được một nền văn hoá đậm đà

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (VHDT) là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán.... các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành lối liền các thế hệ. Giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em là hết sức cần thiết.

Thời đại ngày nay, đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho mọi người dân Việt đang là một vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi trong những năm qua, nền kinh tế hội nhập đã làm cho nước ta có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội…tới đời sống của người dân, song cũng đem lại không ít thách thức cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Nó đang trực tiếp tác động đến đời sống tinh thần của nhiều người. Trong đó, có bộ phận giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay.

Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình. Với bản lĩnh của con người Việt Nam, tin tưởng rằng các em học sinh sẽ nâng cao nhận thức của mình về bản sắc văn hóa dân tộc. Coi đó là tài sản quý báu, niềm tự hào, động lực cho bản thân nỗ lực trong học tập cũng như trong lao động, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một thế hệ trẻ đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu đẹp có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)