7. Cấu trúc của đề tài
1.2.3. Thực trạng về giáo dục bản sắc dân tộc cho học sin hở Việt Nam
Giáo dục văn hóa dân tộc (VHDT) trong trường phổ thông nhằm mục đích cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường phổ thông, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
Giáo dục bản sắc dân tộc hiện nay trong các trường phổ thông được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng, khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng...) .
Để nâng cao chất lượng giáo dục BSVHDT các trường PT ngoài việc thực hiện các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và HS về hiện các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và HS về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục BSVHDT; đổi mới nội dung phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục BSVHDT và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho các hoạt động này thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng xây dựng truyền thống nhà trường và phát huy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục BSVHDT.
Tiểu kết chương 1
Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thực hiện được theo nhiều con đường khác nhau như: con đường dạy học, con đường tổ chức các hoạt động giáo dục, tương ứng với các con đường giáo dục là các hình thức, phương pháp giáo dục được GV lựa chọn phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức cùng như môi trường điều kiện học tập của nhà trường và đặc điểm văn hóa của cộng đồng, địa phương.
Tổ chức hoạt động dạy và học, giáo dục hướng tới mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc chịu sự tác động từ nhiều phía như năng lực GV, trình độ lĩnh hội kiến thức của HS, sự lãnh đạo quản lí của BGH nhà trường, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan quản lý văn hóa, xu thế hội nhập và sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội hiện nay của đất nước.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN