Hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 72 - 80)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Hoạt động trải nghiệm

TÊN CHỦ ĐỀ:

“KẾT NỐI DI SẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN’’ (I). Mục tiêu

(1).Kiến thức - Môn Địa lí:

+ Xác định được vị trí địa lí của di tích trên bản đồ, các di sản và thế mạnh của tỉnh Điện Biên. Từ đó, giới thiệu và quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương.

+ HS biết được các sự kiện lịch sử, các di sản và phân tích mối quan hệ giữa địa hình với các sự kiện lịch sử.

- Môn Lịch sử:

+ HS hiểu được giá trị văn hóa, du lịch của các di tích lịch sử ở Điện Biên: đồi A1, hầm Đờ Cát, bảo tàng Điện Biên...

+ HS có thể đề xuất ra các giải pháp để bảo tồn di tích lịch sử.

(2).Kỹ năng

- Làm việc nhóm phát huy thế mạnh của các thành viên, tôn trọng cá tính ngoài ra đề cao lợi ích tập thể, biết bảo vệ bản thân và cộng đồng, biết khắc phục khó khăn và thử thách trong công việc, thực hiện đúng theo nhiệm vụ và quy tắc làm việc hoàn thành tốt công việc.

- Thu thập thông tin từ thực tế, xử lí thông tin, phân tích và đánh giá về các đặc điểm tự nhiên và mối liên hệ đến các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương.

(3).Thái độ

- Di tích lịch sử, các di sản văn hóa là sự kết tinh, là nơi hội tụ những nỗ lực và sự khó nhọc, sự hi sinh của cha ông trong lịch sử.

- HS biết tôn trọng di tích, di sản.

- HS nhận thức được những nỗ lực của địa phương trong việc giáo dục, giữ gìn, bảo vệ và phát huy BSVHDT trong đời sống.

- Có ý thức yêu quý và tự hào về quê hương.

- Hình thành ý thức tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, khuyến khích hoạt động tự học, tự nghiên cứu, biết tạo động cơ, hứng thú, thái độ tích cực trong học tập bộ môn Địa lí.

(4).Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: làm việc theo nhóm, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ....

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, làm việc với số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh địa lí; video..

(II). Nội dung

Nội dung 1: Hoạt động trải nghiệm tham quan khu di tích lịch sử thành phố Điện Biên Phủ.

Nội dung 2: Trải nghiệm cách chế biến món xôi của dân tộc Thái Điện Biên.

(III). Công tác chuẩn bị

- Lực lượng tham gia: GV môn Địa lí, Lịch sử, giáo viên chủ nhiệm, BCH Đoàn nhà trường....

- Địa điểm: các khu di tích lịch sử trong khu vực thành phố Điện Biên Phủ (Hầm đờ cát, đồi A1, bảo tàng, nghĩa trang A1...)

- Phương tiện: giấy bút để ghi chép, viết thu hoạch, vẽ, máy ảnh, máy quay phim... - Chuẩn bị của giáo viên: xây dựng kế hoạch tham quan và nghiên cứu về di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS và các thành viên tham gia.

+ Bước 1: Huy động các lực lượng tham gia bao gồm: các giáo viên bộ môn liên quan như Địa lí, Lịch sử, Ngữ Văn, giáo dục công dân, Cán bộ đoàn, Hiệu phó phụ trách chuyên môn…

+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho chuyến đi

STT Công việc Người phụ trách Ghi chú

Công việc chung

1

- Xác định tên hoạt động

- Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành.

- Xác định các yếu tố nguồn lực - Xác định được thời gian, địa điểm tham quan, khó khăn, thuận lợi và đề xuất hỗ trợ

Đề xuất thời gian: 1,5 ngày + Hoạt động tham quan: ½ ngày + Hoạt động trải nghiệm tại bản văn hóa: ½ ngày

+ Hoạt động sáng tạo: sau khi tham quan về 4 tiết

Giáo viên bộ môn

Công việc cụ thể chi tiết

2 Đi tiền trạm Giáo viên môn Địa lí và cán bộ đoàn.

3 Liên hệ với các địa điểm tham quan khu di tích, bản văn hóa

Hiệu phó phụ trách chuyên môn

4 Chuẩn bị phương tiện đi lại Cán bộ đoàn 5 Mua nguyên liệu để chế biến xôi

ngũ sắc

Phụ huynh HS chuẩn bị nguyên liệu gia đình có sẵn.

(IV). Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm tham quan khu di tích lịch sử thành phố Điện Biên Phủ

a. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu được nét đẹp văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, khu di tích lịch sử của cộng đồng, cụm di tích lịch sử thành phố Điện Biên Phủ với các chiến

thắng lững lẫy năm châu trấn động địa cầu trong lịch sử. Những di tích lịch sử này không chỉ phản ánh nhân chứng lịch sử mà còn phản ánh đời sống tâm linh của con người nơi đây, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc hướng con người tới chân - thiện - mỹ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

- Giáo dục cho HS tính nhân văn hướng thiện, lòng yêu con người quê hương đất nước. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường. Tạo mối quan hệ giữa GV và HS.

- Thành lập ra các nhóm cùng chung sở thích - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm

- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm. Các nhóm dưới sự hướng dẫn giao nhiệm vụ của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương chi tiết cũng như kế hoạch thực hiện trải nghiệm:

+ Xác định những nội dung cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành... + Phân công nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về những nội dung được phân công.

- Hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế...., kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.

b. Cách tiến hành

- Bước 1: Tập trung đoàn, giới thiệu tổng quan khu di tích - Bước 2: Lễ dâng hương tại Nghĩa trang A1.

- Bước 3: Nghe đại diện các nhóm thuyết minh về di tích: + Cứ điểm đồi A1

+ Hầm Đờ - cát

- Bước 4: Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường: + GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 8 HS) + Nhiệm vụ: tưới cây và vệ sinh khu di tích

+ Phân công: 1 nhóm tưới cây, 3 nhóm vệ sinh tại khu di tích theo hướng dẫn của Ban tổ chức.

+ GV tiến hành đánh giá, nhiệm thu và ghi phiếu kết quả. - Bước 5: Ghi nhận dấu ấn HS

+ GV cho HS tiếp tục tham quan, chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu

+ Hoạt động tri ân: HS có thể trồng cây lưu niệm hoặc bằng hiện vật cá nhân tự nguyện đóng góp.

Hoạt động 2: Trải nghiệm cách chế biến món xôi của dân tộc Thái Điện Biên.

a. Mục tiêu

Học sinh biết cách thực hiện một số công đoạn chế biến món xôi . b. Cách tiến hành: Thực hiện một số công đoạn chế biến

Bước 1: Chia các đội thi

Bước 2: Quan sát các bác trong bản hướng dẫn, thực hiện mẫu các công đoạn chế biến món xôi: tạo màu xôi bằng các vật liệu tự nhiên, ngâm gạo, thổi xôi, cách trang trí sản phẩm…

Bước 3: Học sinh thực hiện các công đoạn chế biến xôi: tạo màu xôi bằng các vật liệu tự nhiên, ngâm gạo, thổi xôi, cách trang trí sản phẩm… trong thời gian cho phép.

Bước 4: Đội ngũ ban giám khảo nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho các đội thi và trao thưởng.

Kết luận về hoạt động 2:

Hoạt động này giúp cho HS có những trải nghiệm sâu sắc về cách chế biến món xôi, việc được tự tay làm ra những hạt xôi dẻo thơm giúp các em thấu hiểu được sự vất vả của những người nông dân và biết giữ gìn bản sắc văn hóa.

Hoạt động 3: Hoạt động sáng tạo và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Điện Biên.

a. Mục tiêu

Học sinh sáng tạo ra các sản phẩm học tập sau khi được trải nghiệm tham quan. b. Cách tiến hành: hoạt động này tiến hành tại lớp sau khi đi tham quan về. Bước 1: GV định hướng các yêu cầu về mục tiêu, thời gian, nội dung sáng tạo các sản phẩm nhằm bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử, ẩm thực của dân tộc Thái Điện Biên, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của HS, không áp đặt.

Bước 2: HS tiến hành công việc sáng tạo ra các sản phẩm theo các nhóm đã được phân công

* Các sản phẩm sáng tạo của HS bao gồm:

- Bài thu hoạch và cảm nhận của tất cả HS sau khi đi tham quan nghiên cứu về khu di tích lịch sử thành phố Điện Biên Phủ, trải nghiệm cách chế biến món xôi của dân tộc Thái Điện Biên, mỗi HS có một bài viết.

- Báo cáo tổng hợp về lịch sử khu di tích lịch sử

- Bài phân tích đánh giá về cách thức nấu xôi, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình thực hiện.

- Phim tư liệu/ phóng sự về quy trình chế biến món xôi.

- Sản phẩm xôi được chính HS nấu do các em làm được nhuộm màu tự nhiên từ các loại hoa, lá cây.

Kết luận hoạt động 3:

Thông qua hoạt động, HS có nhiều cơ hội sáng tạo những sản phẩm phục vụ học tập cũng như góp phần gìn giữ bảo tồn nét văn hóa.

(V). Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập Tổng kết

Yêu cầu HS chia sẻ về những thu hoạch của mình về kiến thức, kỹ năng thu được.

Câu hỏi chia sẻ, thảo luận: Em hãy cho biết 3 điều mà em thấy tâm đắc nhất và một điều chưa hài lòng nhất khi tham gia hoạt động ngoại khóa này, lưu ý các ý kiến không được trùng lặp.

Hướng dẫn hoạt động: HS ngồi thành vòng tròn để tạo nên sự thân thiết và nhìn thấy khuôn mặt cảm xúc của nhau. Các em lần lượt truyền tay một nhành hoa Ban để nhắc nhở mình đang nói về những nét nổi bật của Điện Biên. Sau khi HS phát biểu xong, giáo viên chốt lại những thông điệp cần thiết.

GV chốt lại những kiến thức liên quan mà HS đã huy động và vận dụng để học tập chủ đề này: Địa lí. Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc… và vấn đề dạy học gắn với sản xuất, hoạt động du lịch của địa phương.

(VI). Đánh giá kết quả hoạt động 1. Các bước tiến hành đánh giá

- Học sinh tự đánh giá, nhận xét, xếp loại - Các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá, xếp loại.

2. Đánh giá xếp loại chung

Học sinh, nhóm HS và GV có thể đánh giá xếp loại HS theo các mức độ như sau: Loại tốt (từ 8 - 10 điểm) bao gồm: những HS có nhận thức đầy đủ về nội dung các hoạt động, tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm, say mê và hứng thú trong các hoạt động tập thể, biết chủ động sáng tạo và hợp tác cùng các bạn thực hiện theo đúng mọi yêu cầu của hoạt động, tương đối thành thạo các kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động, có nhiều sáng kiến, có các sản phẩm sáng tạo có ý nghĩa, có giá trị thực tiễn trong đời sống.

Loại khá (từ 6 -7 điểm) bao gồm: những HS tuy đã nắm được các hoạt động xong chưa thật đầy đủ nhưng có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết về các hoạt động của bản thân, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, song đạt hiệu quả chưa thật tốt, đã trang bị cho mình một số kỹ năng hoạt động cơ bản, có tham gia các hoạt động sáng tạo, có sản phẩm sáng tạo nhưng chưa thiết thực.

Loại trung bình (5 điểm) bao gồm: những HS hiểu biết ít về nội dung hoạt động, có cố gắng tìm tòi, học hỏi tuy nhiên kết quả chưa cao, tham gia chưa thường xuyên và chưa thật tích cực với các hoạt động và kỹ năng hoạt động còn nhiều hạn chế.

Loại yếu (từ 4 điểm trở xuống) bao gồm: những HS không nắm được gì các nội dung hoạt động, thiếu ý thức trong hoạt động tập thể, không tham gia vào bất kỳ các hoạt động nào thậm chí còn gây ra những tình huống phức tạp.

3. Giáo viên đánh giá học sinh

3.1. Đánh giá qua bài viết của học sinh

Bài thu hoạch theo định hướng của giáo viên Yêu cầu đối với học sinh

* Nội dung viết thu hoạch

Câu 1: (5 điểm) Em có cảm nhận như thế nào khi tham gia hoạt động trải nghiệm “ Kết nối di sản tỉnh Điện Biên” tại khu di tích thành phố Điện Biên Phủ và trải nghiệm cách chế biến xôi của dân tộc Thái. Nêu khái quát những kiến thức đã vận dụng được trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa.

Câu 2: (2 điểm) Thông qua chủ đề của các hoạt động này, em có thể tham gia học được những kĩ năng gì?

Câu 3: (3 điểm) Làm thế nào đề gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa ở tỉnh Điện Biên?

* Số trang: tối đa 3 trang trên khổ giấy A4, có thể đánh máy học viết tay

3.2. Đánh giá qua sản phẩm hoạt động sáng tạo của học sinh * Các sản phẩm sáng tạo của HS

- Báo cáo tổng hợp khái quát về khu di tích lịch sử.

- Bài phân tích đánh giá về cách thức nấu xôi, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình thực hiện.

- Phim tư liệu/ phóng sự về quy trình chế biến món xôi.

- Sản phẩm xôi được chính HS nấu do các em làm được nhuộm màu tự nhiên từ các loại hoa, lá cây.

* Cách thức đánh giá sản phẩm

- Đánh giá hình thức sản phẩm: đánh giá hình thức sản phẩm của HS cần dựa vào các yếu tố về tính chất thẩm mỹ về hình dạng, màu sắc, hài hòa.

- Đánh giá nội dung sản phẩm: đánh giá nội dung các sản phẩm dựa trên các yêu cầu về: tính mới, độc đáo, giá trị và ý nghĩa của sản phẩm trong thực tiễn.

3.3. Đánh giá xếp loại sản phẩm sáng tạo của học sinh

* Loại xuất sắc (10 điểm)

- Hình thức sản phẩm: đảm bảo tất cả các yêu cầu về thẩm mỹ như màu sắc, trang trí hài hòa, khoa học và đặc biệt hấp dẫn.

- Nội dung sản phẩm: đảm bảo các yêu cầu về tính mới lạ, độc đáo, có giá trị và ý nghĩa về mặt thực tiễn của sản phẩm, có thể sử dụng được.

* Loại tốt (8 - 9 điểm)

- Hình thức sản phẩm: đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ như màu sắc, trang trí hài hòa, khoa học và đặc biệt hấp dẫn, có thể có một hoặc hai thiếu xót.

- Nội dung sản phẩm: đảm bảo các yêu cầu về tính mới lạ, độc đáo, có giá trị và ý nghĩa về mặt thực tiễn của sản phẩm, có thể sử dụng được.

* Loại khá (7 điểm)

- Hình thức sản phẩm: đảm bảo một số yêu cầu về thẩm mỹ như màu sắc, trang trí hài hòa, khoa học và hấp dẫn nhưng ở mức độ chưa cao.

- Nội dung sản phẩm: đảm bảo các yêu cầu về tính mới, nhưng chưa độc đáo, giá trị và ý nghĩa về mặt thực tiễn của sản phẩm còn thấp.

* Loại trung bình (5- 6 điểm)

- Hình thức sản phẩm: sản phẩm chưa đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ.

- Nội dung sản phẩm: đảm bảo tính mới nhưng chưa có tính độc đáo, hạn chế việc sử dụng trong thực tiễn.

* Loại yếu (4 điểm trở xuống)

- Hình thức sản phẩm: không đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ về màu sắc, trang trí hài hòa, khoa học và hấp dẫn.

- Nội dung sản phẩm: không đảm bảo tính mới, tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm, không thể sử dụng được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 72 - 80)