Bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 57 - 58)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên

Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ Mú, Lào, Dao, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Cống, Tày, Sán Chay, Phù Lá, Si La, Nùng, Mường và Thổ...). Mỗi dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đều mang bản sắc văn hóa riêng, phong phú, độc đáo như: thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái, trường ca “Tiếng hát làm dâu” của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca các dân tộc: Thái, Cống, Si La, Mông, Khơ mú..., các điệu dân vũ: xòe (Thái, Lào); điệu múa tăng bu, tăng bẳng (Khơ Mú), múa khèn (Mông), múa trống (Hà Nhì), các loại hình nhạc cụ truyền thống phong phú: khèn bè, khèn, kèn lá, tính tảu; các loại pí... Kiến trúc nhà truyền thống: nhà sàn, nhà đất, nhà trình tường...

Điện Biên là một tỉnh đa dạng và phong phú các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống và lễ hội lịch sử: lễ kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày 25/2 âm lịch hàng năm là lễ hội lịch sử thành bản Phủ; nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như: xên bản, xên mường, xên lẩu nó, kin pang then, pang then, kin khẩu mấu (các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái); xé pang ả (các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơ me); co nhẹ chà, de khù chà (dân tộc Hà Nhì); khlang khùa, quá tang, tủ cải, dù su (dân tộc Mông, Dao)... Các trò chơi dân gian: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh khăng, đánh lông gà, tó mắk lẹ, đánh cù, hát qua ống, tù lu, đua ngựa, bắn nỏ... thường xuyên được nhân dân tổ chức trong các dịp lễ, tết, mừng cơm mới...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 57 - 58)