Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đối tượng thực nghiệm
- Chọn trường thực nghiệm: nhằm đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan, trung thực tác giả đã chọn thực nghiệm ở 3 trường PTDTNT khác nhau trên địa bàn tỉnh Điện Biên là trường PTDTNT Tỉnh Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ) và trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên, PTDTNT THPT Huyện Mường Ảng. Đây là các trường có đối tượng HS hầu hết là HS dân tộc thiểu số nhưng có mức độ nhận thức của HS không đồng đều có sự khác nhau, trường PTDTNT Tỉnh Điện Biên có chất lượng tốt hơn.
- Chọn lớp: Ở mỗi trường thực nghiệm tác giả chọn ra 2 lớp, mỗi lớp thực nghiệm theo giáo án mà tác giả thiết kế về giáo dục BSVHDT cho HS và một lớp đối chứng sử dụng giáo án truyền thống ít lồng ghép giáo dục BSVHDT cho HS hoặc nội dung trải nghiệm lớp thực nghiệm được tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế, lớp đối chứng chỉ được tham quan bằng các hình ảnh, video.... Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có trình độ ngang nhau.
Bảng 3.2. Danh sách các trường, lớp thực nghiệm sư phạm
STT Trường
Lớp thực
nghiệm Lớp đối chứng Tên lớp Sĩ số Tên lớp Sĩ số
1 PTDTNT Tỉnh Điện Biên 12C4 36 12C6 36
2 PTDTNT THPT huyện Điện Biên 12C 34 12A 34
3 PTDTNT THPT Huyện Mường Ảng 12C1 33 12C3 33
- Chọn giáo viên
Để đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan tác giả đã chọn giáo viên dạy thực nghiệm ở 3 trường như sau:
Bảng 3.3. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm sư phạm
STT Họ và tên giáo viên Trường Trình độ Số năm công tác
1 Hà Thị Huyền PTDTNT Tỉnh Điện Biên Đại học 14 2 Lường Thị Tình PTDTNT THPT huyện Điện
Biên Đại học 10
3 Lò Thị Nương PTDTNT THPT Huyện
Để kết hợp với GV thực nghiệm, tác giả đã đến trường thực nghiệm để trao đổi với BGH nhà trường, giáo viên thực nghiệm về nội dung, mục tiêu, phương pháp và cách thức tổ chức cho các nội dung tiến hành thực nghiệm. Thực hiện được tiến hành với cùng một nội dung, cùng một giáo viên dạy 1 tiết thực nghiệm theo thiết kế của đề tài và 1 tiết ở lớp đối chứng theo giáo án thông thường. Sau khi dạy xong, để kiểm tra tính khả thi của bài giảng, tác giả tiến hành phát bài kiểm tra trắc nghiệm cho 6 lớp trên, các HS có 15 phút để làm bài kiểm tra (Phụ lục 12), (Phụ lục 17).
Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến của các GV phụ trách giảng dạy môn Địa lí, trao đổi cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức và phương pháp thực hiện bài giảng có hiệu quả cao.
Sau đó, tác giả tiến hành chấm điểm, xử lí các số liệu thống kê qua thực nghiệm. So sánh kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để rút ra những nhận xét cần thiết.