Các yêu cầu của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua môn Địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 48 - 51)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Các yêu cầu của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua môn Địa

Bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý đến một số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với giáo dục BSVHDT và triển khai hoạt động dạy học. Cụ thể như sau:

2.1.2.1. Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của môn địa lí và mục tiêu giáo dục BSVHDT

- Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương trình).

Bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài học được xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn giáo dục BSVHDT cho việc học một bài học hoặc một nội dung/ chủ đề của môn Địa lí, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chủ đề và lựa chọn giáo dục BSVHDT phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó GV cần xây dựng thêm một số yêu cầu về BSVHDT đối với HS. Ví dụ: HS có thêm hiểu biết về BSVHDT ở địa phương mình như nguồn gốc, tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt sản xuất.... Từ đó, có thái độ tôn trọng, giữ gìn và phát huy BSVHDT của mình. Tuy nhiên, tùy cách thiết kế mục tiêu giáo dục BSVHDT sao cho phù hợp.

2.1.2.2. Xác định nội dung

- Dù tiến hành dạy học tại địa điểm trải nghiệm hay dạy học trong lớp học có sử dụng giáo dục BSVHDT, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. sử dụng giáo dục BSVHDT, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây cần chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo phương pháp dạy học bộ môn, chúng ta tập trung vào việc xác định nội dung BSVHDT.

- GV cần cân nhắc những yêu cầu đã được xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc, phong tục tập quán của dân tộc Thái, cảm nhận của HS về BSVHDT này, HS có thể làm gì để bảo vệ nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái.... Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày đơn giản sẽ càng giúp HS nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. GV cần lưu ý về thời gian HS có thể làm việc tại các địa điểm tham gia trải nghiệm để đưa ra yêu cầu về nội dung cho phù hợp. GV có thể hướng dẫn HS cách tìm hiểu các nội dung tới BSVHDT.

2.1.2.3. Thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo

- Hoạt động làm việc với BSVHDT cần tiến hành theo các bước đi cụ thể. Sau khi xác định được địa điểm tham quan trải nghiệm để phục vụ cho quá trình dạy học, GV cần lập kế hoạch chi tiết cho các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, đánh giá hoạt động dạy học giáo dục BSVHDT. GV nên lưu ý một số công việc như sau:

Công tác chuẩn bị: GV nên hướng dẫn để HS cùng tham gia hoạt động chuẩn bị. Ở bước này GV có thể đổi mới các phương pháp qua thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

+ Bản thân GV sẽ phải làm những việc gì để thực hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò.

+ Dự kiến được nội dung công việc, hình thành được tiến trình hoạt động. + Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian hoàn thành là bao lâu.

+ Dự kiến những phương tiện gì cần cho các hoạt động.

+ Về phía HS: khi được giao nhiệm vụ các em cần chủ động hợp tác cách thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc cần phải làm, phân công rõ ràng, cụ thể, đúng người, đúng việc. Tuy nhiên vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở của GV để HS hoàn thành công việc chuẩn bị.

- Tiến hành hoạt động với giáo dục BSVHDT:

+ Có thể hình dung khi thiết kế các bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho HS thực hiện. Do đó cần sắp xếp sao cho tiến trình phù hợp với khả năng của HS. Kịch bản hoạt động cần được thiết kế chi tiết từ lúc bắt đầu tiếp xúc với các hoạt động giáo dục BSVHDT đến việc trao đổi để phân tích các nội dung cụ thể của hoạt động để lựa chọn cách trình bày, viết báo cáo.

+ Trong bước tiến hành hoạt động HS hoàn toàn chủ động, tích cực, sáng tạo, GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, quan sát các hoạt động của HS theo kịch bản và nhiệm vụ đã đặt ra.

- Kết thúc hoạt động:

Bước này cũng do HS hoàn toàn làm chủ. Có rất nhiều cách kết thúc, tùy theo kiểu bài: HS sẽ phát biểu suy nghĩ, GV chốt lại ý nghĩa giá trị đạt được qua việc tham gia vào các hoạt động giáo dục BSVHDT. Khi thiết kế bước này, GV có thể gợi ý các dự kiến để HS lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt.

- Đánh giá kết quả hoạt động: Đánh giá là dịp để HS tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ khi chuẩn bị, tiến hành các hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động. Có rất nhiều hình thức đánh giá như:

+ Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của HS.

+ Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể.

+ Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của HS về một vấn đề nào đó của hoạt động.

+ Thông qua các sản phẩm thu hoạch của hoạt động. Nói chung, nếu GV thực hiện và vận dụng theo quy trình hợp lí thì hoạt động đạt kết quả cụ thể, sẽ tạo hứng thú cho HS, giúp các em có thêm nhiều hiểu biết và trải nghiệm với BSVHDT.

2.1.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm

Phải luôn đề cao vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. GV luôn tạo điều kiện tối đa để HS tham gia vào các hoạt động giáo dục BSVHDT, từ các hoạt động như lập kế hoạch, phân công người thực hiện, tới hoạt động quan sát làm việc trực tiếp với các hoạt động BSVHDT như: phong tục tập quán, trang phục, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.... GV giao rõ nhiệm vụ, hướng dẫn cụ thể chi tiết để HS biết cách khai thác nắm bắt về những nét đặc trưng riêng của các dân tộc, HS được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu về BSVHDT, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn, các em có cơ hội được thể hiện mình. Trong quá trình làm việc với BSVHDT, các em được áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các nét đặc sắc của các dân tộc của địa phương, các em được

trải nghiệm thực tế những nét rất riêng của các dân tộc Tây Bắc. Điều đó sẽ giúp cho HS có được thái độ tình cảm chân thực nhất đối với BSVHDT. Mặt khác được trải nghiệm qua các tình huống thực tế khi tiếp xúc với BSVHDT sẽ giúp các em phát triển tốt hơn một số kĩ năng đã nêu ở trên.

2.1.2.5. Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện

Ở Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc sinh sống, trong môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều sự khác biệt về BSVHDT như: tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực....Tùy theo giá trị văn hóa của mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về giá trị văn hóa. Vì vậy, khi sử dụng như là một phương tiện dạy học, có thể tổ chức nhiều cách tiếp cận: Cho HS trực tiếp quan sát những nét văn hóa riêng của dân tộc như trang phục của các dân tộc, nhà ở, đôi khi cũng dùng cả các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim để ghi lại các hình ảnh như hoạt động các lễ hội ở địa phương. Cũng có thế cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều kiện đưa HS tới các nơi có các bản văn hóa.

Bên cạnh việc dạy học qua môn học với BSVHDT, nhà trường phổ thông cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để HS tìm hiểu ngay trong nhà trường bằng cách phỏng vấn các HS của nhiều dân tộc khác nhau, các buổi ngoại khóa, tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu về BSVHT, tổ chức câu lạc bộ những người yêu thích văn nghệ dân gian của các dân tộc, tổ chức tham gia ẩm thực ở địa phương...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên​ (Trang 48 - 51)